Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì

472

Trả lời Câu 4 trang 14 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Quê hương giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Quê hương (Tế Hanh)

Câu 4 trang 14 Ngữ văn 9 Tập 1Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

Lời giải:

Cách 1:

- Các yếu tố miêu tả:

+ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

+ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

+ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

+ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

+ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

+ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

+ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

+ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

+ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

- Các yếu tố biểu cảm:

+ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

+ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

+ Tôi thấy nhớ cái  mùi nồng mặn quá!

- Việc đan xen yếu tố biểu cảm và miêu tả làm cho hình ảnh con thuyền, cảnh ra khơi đánh bắt cắt,... thêm sinh động, rõ ràng, chi tiết. Giúp người đọc hình dung ra một chuyến ra khơi đánh bắt cá từ đó người đọc cũng cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài.

Cách 2:

Các yếu tố miêu tả

Các yếu tố biểu cảm

+ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

+ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

+ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

+ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

+ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

+ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

+ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

+ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

+ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

+ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

+ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

+ Tôi thấy nhớ cái  mùi nồng mặn quá!

 

→ “Quê hương” là bài thơ trữ tình, nhưng phần lớn số câu thơ lại chủ yếu là miêu tả. Yếu tố miêu tả ở đây, dù chiếm một tỉ lệ lớn, vẫn chỉ là phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Mặt khác, ngòi bút miêu tả của tác giả trong bài thơ không khách quan chủ nghĩa, mà trái lại, thấm đẫm cảm xúc chủ quan. Như vậy mới có những so sánh đẹp, bay bổng, đầy lãng mạn, mới có những chỗ sử dụng biện pháp nhân hoá một cách độc đáo, thổi linh hồn vào sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, tầm vóc bất ngờ.

Đánh giá

0

0 đánh giá