Lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 9 Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Trả lời:
- Sự phân bố dân cư nước ta: phân bố dân cư khác biệt giữa đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn.
- Khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị:
+ Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp, dân cư phân tán, phát triển nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp là chủ đạo; tập trung thành thôn, ấp, bản, làng, ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện.
+ Quần cư thành thị: mật độ dân số cao, dân cư tập trung; công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo; các khu đô thị, chung cư ở đơn vị hành chính thị trấ, phường, thị xã, quận, thành phố.
1. Đặc điểm phân bố dân cư
Trả lời:
Phân bố dân cư nước ta có sự khác biệt giữa đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế,… khác nhau:
- Giữa đồng bằng và miền núi:
+ Các vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước nhưng lại chiếm đến ¾ số dân. Các khu vực miền núi chiếm ¾ diện tích cả nước nhưng chỉ tập trung ¼ số dân.
+ Mật độ dân số bình quân của cả nước ta là 297 người/km2 (2021), những vùng có địa hình thấp như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao nhất, lần lượt là 1091 người/km2 và 778 người/km2. Trong khi đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất, lần lượt là 136 người/km2 và 111 người/km2
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Phân bố dân cư thành thị và nông thôn có sự thay đổi cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp, song có xu hướng tăng nhanh.
+ Các thành phố lớn có mật độ dân số cao như TP Hồ Chí Minh (4357 người/km2), Hà Nội (2480 người/km2),…
+ Năm 2021, Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (66,4%), Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất (20,4%).
2. Quần cư thành thị và Quần cư nông thôn
Trả lời:
Sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta:
- Về mật độ dân số: quần cư thành thị có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông, ngược lại quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp, dân cư phân tán.
- Về hoạt động kinh tế: quần cư thành thị có hoạt động công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo, quần cư nông thôn lại phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó nông nghiệp là chủ đạo.
- Về cấu trúc: quần cư thành thị có các khu đô thị, chung cư ở đơn vị hành chính thị trấn, phường, thị xã, quận, thành phố, còn quần cư nông thôn dân cư tập trung thành các thôn, ấp, bản, làng,… ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Các địa phương có mật độ dân số trên 1000 người/km2: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, TP Hồ Chí Minh.
- Giải thích: Các địa phương trên có mật độ dân số trên 1000 người/km2 vì đây đều là những địa phương nằm ở vùng đồng bằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sống và sản xuất, các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, khả năng tiếp cận việc làm tốt, giáo dục và dịch vụ y tế đảm bảo.
Trả lời:
Địa phương em sinh sống là nông thôn, với các đặc điểm của quần cư nông thôn như:
- Mật độ dân số thấp, dân cư sống phân tán
- Các hoạt động kinh tế phát triển chủ yếu là hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.
- Dân cư tập trung thành các thôn, làng, ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1. Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống..
Bài 2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư .
Bài 3. Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương
Bài 4. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả .