Giải SGK Địa Lí 9 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

1.5 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 9 Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

Câu hỏi mở đầu trang 130 Địa Lí 9: Việt Nam là một quốc gia đông dân, nhiều dân tộc, cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính có sự thay đổi. Hiện nay, các dân tộc ở nước ta phân bố ra sao? Cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Sự phân bố dân tộc: các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ, sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian, người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc.

- Sự thay đổi cơ cấu dân số:

+ Cơ cấu dân số theo tuổi tăng tỉ trọng số dân từ 65 tuổi trở lên.

+ Cơ cấu dân số theo giới tính: năm 2021, nữ chiếm 50,2% và nam chiếm 49,8%, mất cân bằng giới tính ở nhóm sơ sinh rõ rệt.

1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam

Câu hỏi trang 130 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.

Trả lời:

- Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ: dân tộc Kinh phân bố nhiều hơn ở các khu vực đồng bằng, các dân tộc thiểu số thường phân bố ở các khu vực trung du, miền núi, nơi có vị trí quan trọng, địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Một số dân tộc như Khơ-me, Chăm và Hoa sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị.

- Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian: trong lịch sử, cùng với việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế làm cho sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi. Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên phổ biến.

- Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc: có khoảng 5,3 triệu người (2021) sinh sống ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước.

2. Gia tăng dân số và cơ cấu dân số

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, hãy nhận xét tình hình gia tăng dân sốcủa nước ta.

Dựa vào bảng 1.1 và thông tin trong bài, hãy nhận xét tình hình gia tăng dân số

Trả lời:

- Dân số gia tăng khác nhau qua các giai đoạn, trong vài thập kỉ gần đây, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần; tuy nhiên, số dân vẫn có sự gia tăng về quy mô và mỗi năm tăng thếm khoảng 1 triệu người. Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,94%.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.

Câu hỏi trang 131 Địa Lí 9: Dựa vào các bảng 1.2, 1.3 và thông tin trong bài, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính của dân cư nước ta.

Dựa vào các bảng 1.2, 1.3 và thông tin trong bài, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số

Trả lời:

- Cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người ở nhóm tuổi 15 - 64 tuổi chiếm tỉ trọng lớn nhất => mang lại cơ hội lớn tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước.

+ Số dân từ 65 tuổi trở lên xu hướng tăng dần tỉ trọng, dấu hiện dân số nước ta có xu hướng già hóa => điều này sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Cơ cấu dân số theo giới tính:

+ Có sự thay đổi, năm 2021, nữ chiếm 50,2% và nam chiếm 49,8% trong tổng số dân.

+ Tình trạng mất cân bằng giới tính ở nhóm sơ sinh khá rõ rệt. Năm 2021, có 112 bé trai/100 bé gái.

3. Phân hóa thu nhập theo vùng

Câu hỏi trang 132 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 1.4 và thông tin trong bài, hãy phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính.

Dựa vào bảng 1.4 và thông tin trong bài, hãy phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới tính

Trả lời:

- Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng; khu vực thành thị đạt 5,4 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 3,5 triệu đồng.

- Thu nhập của người dân đều có sự cải thiện theo thời gian nhưng vẫn còn sự phân hóa giữa các vùng.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 132 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1999 - 2021

Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta

Trả lời:

Dựa vào bảng 1.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta

Luyện tập 2 trang 132 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 1.4, hãy sắp xếp thứ tự từ cao đến thấp về thu nhập bình quâncủa các vùng ở nước ta năm 2014 và 2021. Nhận xét.

Dựa vào bảng 1.4, hãy sắp xếp thứ tự từ cao đến thấp về thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng ở nước ta năm 2014 và 2021. Nhận xét.

Trả lời:

- Thứ tự từ cao đến thấp về thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng ở nước ta năm 2014 và 2021:

STT

Năm 2014

Năm 2021

1

Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ

2

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng

3

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long

4

Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

5

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

6

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Nhận xét: Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng ở nước ta năm 2014 và 2021 đều có sự tăng lên, có sự thay đổi vị trí giữa vùng Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, cụ thể:

+ 3 vùng đứng có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất và vẫn giữa nguyên vị trí trong giai đoạn này lần lượt là Đông Nam Bộ 5,8 triệu đồng, Đồng bằng sông Hồng 5,0 triệu đồng , Đồng bằng sông Cửu Long 3,7 triệu đồng (2021).

+ Năm 2014 vùng Tây Nguyên có thu nhập bình quân đầu người/tháng đứng thứ 4 còn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đứng thứ 5. Nhưng sang năm 2021, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã vươn lên đứng thứ 4 với 3,5 triệu đồng, còn vùng Tây Nguyên lại xuống vị trí thứ 5 với 2,9 triệu đồng.

+ Thu nhập bình quân đầu người/tháng thấp nhất trong cả giai đoạn là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đạt 2,8 triệu đồng năm 2021.

Vận dụng trang 132 Địa Lí 9: Hãy tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở địa phương em sinh sống.

Trả lời:

Những năm gần đây, tại Lào Cai, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được đánh giá là ở mức đáng báo động. Nếu không có hành động, giải pháp kiểm soát sẽ để lại hậu quả khó lường về mặt xã hội. Tỷ số giới tính bình thường là trong khoảng 103 - 107 nam/100 nữ. Tại Việt Nam, tỷ số giới tính khi sinh hiện nay là 111,5 bé trai/100 bé gái. Trong khi đó, tại Lào Cai là 113 bé trai/100 bé gái. Đây là dấu hiệu mất cân bằng giới tính khi sinh cao.

Thực trạng này diễn ra ở tất cả các nhóm, không phân biệt trình độ học vấn, tình trạng kinh tế… Mất cân bằng giới tính như hiện nay sẽ dẫn đến việc dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn.

Nguyên nhân chính của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Lào Cai là do quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong một bộ phận người dân. Trong nhiều giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, mới đây nhất, ngày 20/7/2021, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 306 về thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn, mục tiêu đến năm 2025 tỷ số giới tính khi sinh ở mức 112 trẻ trai/100 trẻ gái và đến năm 2030 còn 109 trẻ trai/100 trẻ gái.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1. Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống..

Bài 2. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư .

Bài 3. Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương

Bài 4. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả .

Bài 6. Công nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá