Lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Trả lời:
- Hiện trạng phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
+ Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 3,18%, ngành trồng trọt chiếm trên 60% cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành, chăn nuôi đóng góp khoảng 36%.
+ Lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 3,88% tổng diện tích rừng xu hướng tăng, độ che phủ rừng tăng, khai thác, chế biến gỗ phân bố và phát triển gắn với cá vùng rừng sản xuất; rừng trồng mới tăng 1,4 triệu ha, chú trọng trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tự nhiên rừng.
+ Thủy sản: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khoảng 1,73%, sản lượng khai thác thủy sản tăng khá nhanh, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ.
- Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh: nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp; phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải,…; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường; đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
1. Nông nghiệp
Trả lời:
- Nhân tố tự nhiên:
+ Địa hình và đất: ¾ diện tích là đồi núi, phần lớn đồi núi thấp, một số cao nguyên rộng lớn. Khu vực đồi núi chủ yếu đất feralit, thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích, gồm 2 châu thổ lớn là ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long, các đồng bằng duyên hải, đất ở đồng bằng chủ yếu là phù sa thuận lợi cho sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, rau, quả.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị. Khí hậu phân hóa theo chiều bắc - nam và theo độ cao, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
+ Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông lớn như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long,… cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nguồn nước ngầm phong phú có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sinh vật: nguồn sinh vật phong phú, tính đa dạng sinh học cao, là nguồn gen quan trọng cho phát triển nông nghiệp; nhiều khu vực có các đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Hạn chế: khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm không khí cao dễ gây sâu bệnh, tình trạng biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai tác động đến năng suất và sản lượng nông sản.
Trả lời:
Năm 2021, tốc độ tăng tưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt khoảng 3,18%. Gắn với hướng phát triển theo 3 nhóm sản phẩm: chủ lực cấp quốc gia, chủ lực cấp tỉnh và đặc sản địa phương với các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.
- Ngành trồng trọt:
+ Giá trị sản xuất luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, trung bình trên 60%. Cơ cấu cây trồng đa dạng: cây lương thực (lúa, ngô,…); cây công nghiệp (chè, cà phê,…) và một số loại cây trồng mới như cây dược liệu, cây cảnh, các loại nấm,… Ngày trồng trọt đang áp dụng khoa học - kĩ thuật như cơ giới hóa sản xuất, các mô hình canh tác mới ngày càng phổ biến.
+ Cây lương thực: lúa gạo là cây lương thực chính với 2 vùng chuyên canh lúa lớn là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sản xuất lúa đang được tăng cường.
+ Cây công nghiệp: cơ cấu đa dạng gồm cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu, điều,…), cây công nghiệp cận nhiệt đới (chè). Có nhiều sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm đầu thế giới như cà phê, hồ tiêu, điều,… Hình thành các vùng chuyên canh ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Cây công nghiệp hàng năm với các sản phẩm như mía, đậu tương, lạc,… trồng nhiều ở khu vực trên cả nước.
+ Cây ăn quả: đa dạng, phổ biến là xoài, chôm chôm, bưởi, nhãn, vải,… Vùng trồng lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. Đang được đầu tư thành các vùng đặc sản gắn với các chỉ dẫn địa lí.
- Ngành chăn nuôi:
+ Đóng góp khoảng 36% giá trị sản xuất nông nghiệp (2021), là sinh kế của hàng triệu người dân. Chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp; từng bước gắn với giết mổ, chế biến tập trung; áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.
+ Đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm,… Trâu nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, bò sữa nuôi nhiều ven các thành phố lớn. Lợn và gia cầm tập trung ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Lâm nghiệp
Trả lời:
- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Trung Du và miền núi Bắc Bộ là những địa bàn có tổng diện tích rừng lớn ở nước ta.
- Rừng phòng hộ: gồm rừng đầu nguồn phân bố ở thượng nguồn các sông lớn, rừng chống cát bay ở dọc ven biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, rừng ngập mặn chắn sóng phân bố ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Rừng đặc dụng: gồm các vườn quốc gia như Yok Đôn (Đắk Lắk), Cát Bà (Hải Phòng), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh),… khu bảo tồn thiên nhiên như Na Hang (Tuyên Quang), Ngọc Linh (Kon Tum), Láng Sưn (Long An),… khu dự trữ sinh quyển như Lang Biang (Lâm Đồng), Núi Chúa (Ninh Thuận), Châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình),…
- Rừng sản xuất: gồm rừng rừng keo, tràm, bạch đàn,… được Nhà nước giao và cho thuê; phân bố ở trung du, miền núi.
Trả lời:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khoảng 3,88% (2021)
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: rừng sản xuất là nguôn cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn,… Sản lượng gỗ khai thác tăng từ 6,1 triệu m3 (2010) lên 18,9 triệu m3 (2021). Phân bố và phát triển gắn với các vùng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu như Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: giai đoạn 2010 - 2021, diện tích rừng trồng mới tăng hơn 1,4 triệu ha. Ngoài ra, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, các dịch vụ du lịch môi trường rừng gắn với rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tự nhiên rừng được chú trọng.
3. Thủy sản
Trả lời:
- Có đường bờ biển dài 3260km, vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, giàu nguồn lợi thủy sản với tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4 triệu tấn.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng với hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, hơn 2500 loài nhuyễn thể; hơn 600 loài rong biển.
- Có các ngư trường trọng điểm: Hải Phòng - Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Trả lời:
- Năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt hơn 1,73%
- Khai thác thủy sản: sản lượng tăng khá nhanh, các tỉnh dẫn đầu sản lượng là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Quảng Ngãi, Bình Định,…
- Nuôi trồng thủy sản: đang phát triển mạnh, chủ yếu là tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, cá da trơn, cá bớp, cá mú,… Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là An Giang, Cà Mau, Quảng Nam, Hải Phòng.
- Để đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản phẩm thủy sản của các thị trường thế giới, ngành thủy sản chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như truy xuất nguồn gốc; đánh bắt theo thẻ xanh IUU; nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ,…
4. Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh
Trả lời:
- Nâng cao tính cạnh tranh của nông nghiệp, tạo sản phẩm có loiwjc cho sức khỏe người tiêu dùng, áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững như VietGAP, GlobalGAP,… phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc rõ ràng,…
- Phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải như bã mía, thân ngô, chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, vụn gỗ,… vừa cung cấp thức ăn cho vật nuôi,vừa chuyển hóa chất thải làm phân bón hữu cơ,…
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường như tưới nước tiết kiệm, bón phân và phun thuốc thông minh, sử dụng giống cây trồng và vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt,…
- Đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
Trả lời:
Năm 2023, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều nhiều điều 'lần đầu tiên' và nhiều cái 'nhất' đã xuất hiện. Điểm nhất đầu tiên là trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) tăng cao, ước đạt 3,83%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.
Thứ hai là kỷ lục về xuất siêu. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng xuất siêu năm 2023 đạt 12,07 tỷ USD, tăng 43,7% chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước. Cả nước có 6 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 3 tỷ USD gồm: Hàng rau quả; Gạo; Hạt điều; Cà phê; Tôm ; Gỗ và sản phẩm gỗ.
Có được những kết quả trên là do ngành nông nghiệp và các địa phương đã chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3. Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương
Bài 4. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả .
Bài 7. Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta