Giải SGK Sinh 12 Bài 12 (Cánh diều): Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính

1.4 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học 12 Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính

Mở đầu trang 72 Sinh 12Quan sát hình 12.1 và nhận xét sự khác biệt về đặc điểm kiểu hình của cây F, so với cây bố mẹ (P). Nêu ý nghĩa của sự khác biệt này trong công tác chọn tạo giống.

Giải Sinh học 12 Bài 12 (Cánh diều): Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính (ảnh 1)

Lời giải:

Kiểu hình ở đời con vượt trội hơn đời bố mẹ

Ý nghĩa: giúp tạo giống có năng suất chất lượng tốt hơn.

Câu hỏi trang 72 Sinh 12Làm cách nào để tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống?

Lời giải:

Lai hữu tính giúp tổ hợp các tính trạng tốt ở các giống cây trồng (cùng loài) khác nhau vào cùng một giống.

Luyện tập trang 73 Sinh 12Kể tên một số giống cây trồng được tạo thành từ lai hữu tính.

Lời giải:

Một số giống cây trồng được tạo thành từ lai hữu tính:

- Cây ca cao CCN 51

- Chè LDP1 và LDP2

- Chè CNS 831

Câu hỏi trang 74 Sinh 12Các nhà chọn giống sử dụng phương pháp nào để cải tiến giống vật nuôi?

Lời giải:

Các biện pháp cải tạo hoặc cải tiến giống vật nuôi thông qua lai hữu tính cũng được sử dụng phổ biến.

Luyện tập trang 75 Sinh 12Kể tên một số giống vật nuôi là kết quả của công tác chọn, tạo giống bằng lai hữu tính.

Lời giải:

- Gà lai NHLV5

- Vịt pha ngan

Vận dụng trang 75 Sinh 12Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 12.1.

Lời giải:

Giống cây trồng, vật nuôi

Đặc điểm nổi trội

Ngô VN116

Khả năng phát triển và chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu đục thân, có năng suất cao.

Cá chép V1

Tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao hơn.

Gà lai NHLV5

Tỉ lệ nuôi sống đến tuổi trưởng thành là 96%, khối lượng lớn.

Xem thêm các bài giải bài tập Sinh học 12 Cánh diều, chi tiết khác:

Bài 11: Hệ gene, công nghệ gene và ứng dụng

Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính

Bài 13: Di truyền học quần thể

Bài 14: Di truyền học người

Ôn tập Phần 5

Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài

Lý thuyết Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính

I. Khái quát về chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng

Chọn giống vật nuôi và cây trồng là cách thức con người phát hiện ra những cá thể có các đặc điểm di truyền ưa thích rồi cho chúng lai với nhau tạo ra các dòng và giống thuần chủng.

Tạo giống vật nuôi và cây trồng thường được tiến hành theo các bước: (1) tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau; (2) lai các dòng với nhau để tìm ra được các cá thể có tổ hợp các đặc tính di truyền mong muốn; (3) nhân giống và chọn lọc ra giống thuần chủng. Các dòng, giống thuần chủng cũng có thể được lai với nhau để tìm tổ hợp lai cho con lai có ưu thế lai cao (con lai có năng suất, sức chống chịu cao hơn hẳn so với các dòng bố mẹ) (phép lai kinh tế).

II. Một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi

Giống gà Đông Tảo của tỉnh Hưng Yên hiện nay được công nhận là giống quốc gia.

Giống lợn Landrace của Đan Mạch được lai tạo từ giống lợn địa phương với giống Large White, sau đó lợn Landrace tiếp tục được lai tạo và chọn lọc thành giống lợn siêu nạc, năng suất cao, được nhân giống phố biển khắp thế giới.

Giống bò nổi tiếng thế giới, bò Blanc-Blue-Belgium (BBB)", được lai tạo từ giống bò thuần chủng của Bỉ với giống bò Shorthorn của Anh. Giống bò này có khả năng tăng trưởng cơ bắp cao hơn 40% so với giống bò bình thường và con đực trưởng thành có trọng lượng từ 900 - 1250kg.

III. Một số thành tựu chọn, tạo giống cây trồng

Ở Việt Nam, thành tựu chọn giống lúa nổi bật nhất gần đây là giống lúa ST25 ở Sóc Trăng có khả năng chống chịu bệnh, cho gạo hạt dài, thơm được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2019.

Giống lúa lai KC06 1- được trồng chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ cho năng suất 8,5 - 10 tấn/ha, thuộc nhóm có năng suất CAN S025 cao nhất trong các giống lúa chủ yếu ở Việt Nam.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá