Giải SGK Sinh 12 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Di truyền gene ngoài nhân

1.2 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học 12 Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Câu hỏi 1 trang 65 Sinh học 12 : Tại sao khi nói đến di truyền ngoài nhân là nói đến Corens?

Lời giải :

Năm 1892, Correns (1864 - 1933), nhà di truyền học thực vật người Đức tiến hành khám phá lại các quy luật di truyền Mendel.

Trong quá trình nghiên cứu ông đã phát hiện màu lá loang lổ (lá khảm) ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) không tuân theo quy luật Mendel.

Từ đó, ông đưa ra giả thuyết "gene quy định tính trạng màu lá của cây hoa phấn không nằm trên nhiễm sắc thể trong nhân". Năm 1909, Correns công bố về sự tồn tại của gene ngoài nhân và sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định di truyền theo dòng mẹ.

Câu hỏi 2 trang 65 Sinh học 12 : Đọc thông tin trong Bảng 9.1 và cho biết Corens rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân dựa trên cơ sở nào?

Lời giải :

Corens rút ra kết luận về di truyền ngoài nhân dựa trên cơ sở đời con có 100% kiểu hình giống mẹ.

Câu hỏi 3 trang 66 Sinh học 12 : Hãy cho biết vì sao DNA ti thể dễ đột biến hơn DNA nhiễm sắc thể.

Lời giải :

Các phân tử DNA ti thể và lục lạp có kích thước nhỏ, do đó, hệ gene trong tế bào chất chứa ít gene → tần số đột biến cao hơn.

Câu hỏi 4 trang 66 Sinh học 12 : Trình bày đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân.

Lời giải :

- Về hàm lượng DNA: Các phân tử DNA ti thể và lục lạp có kích thước nhỏ, do đó, hệ gene trong tế bào chất chứa ít gene. 

- Về phương thức di truyền: Trong quá trình phân bào, gene tế bào chất được phân chia một cách ngẫu nhiên, do đó, các tế bào con có thể có số lượng gene trong tế bào chất khác nhau. Trong quá trình thụ tinh, gene trong nhân của tinh trùng và trứng đều đóng góp vào hệ gene của hợp tử, nhưng gene tế bào chất của hợp tử chủ yếu nhận từ trứng, nghĩa là tinh trùng hầu như không truyền tế bào chất cho hợp tử. Gene trong tế bào chất được truyền từ mẹ nên còn được gọi là di truyền theo dòng mẹ.

Câu hỏi 5 trang 66 Sinh học 12 : Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa có mang tính trạng bất thụ đực không? Giải thích.

Lời giải :

Những cây lai được tạo ra trong kĩ thuật lai tạo giống lúa có mang tính trạng bất thụ đực vì tính trạng bất thụ đực do gene nằm trong ti thể → di truyền theo dòng mẹ mang gene đột biến (bất thụ đực).

Luyện tập trang 67 Sinh học 12 : Vì sao phân tích DNA ti thể lại có thể xác định được nguồn gốc tiến hóa loài người?

Lời giải :

Các nhà khoa học có thể tách chiết và giải trình tự hệ gene trong ti thể của các bộ xương hóa thạch từ các loài người đã tuyệt chủng và so sánh với hệ gene trong ti thể của các chủng tộc người đang sống ở các châu lục, từ đó có thể xác định được nguồn gốc tiến hóa của loài người.

Xem thêm các bài giải bài tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8. Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính

Bài 9. Di truyền gene ngoài nhân

Ôn tập Chương 1

Bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene – kiểu hình – môi trường

Bài 11: Thực hành: Thí nghiệm về thường biển ở cây trồng

Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Lý thuyết Bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

I. Đặc điểm

Sự di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định có các đặc điểm sau:

- Kết quả phép lai thuận nghịch là khác nhau, tính trạng được di truyền theo dòng mẹ và biểu hiện ở cả hai giới.

- Trong di truyền gene ngoài nhân, vai trò của các giao tử đực và giao tử cái không ngang nhau mà vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái.

- Gene ngoài nhân nằm trên các phân tử DNA dạng vòng nhỏ trong ti thể, lục lạp, các gene này không tồn tại thành từng cặp allele như gene trong nhân nên chỉ cần một allele là được biểu hiện ra kiểu hình.

- Các gene ngoài nhân mặc dù được truyền từ mẹ nhưng các cá thể con của cùng một mẹ có thể nhận được số lượng các allele khác nhau dẫn đến có thể có các kiểu hình khác nhau.

- Không có sự tái tổ hợp gene ngoài nhân trong quá trình thụ tinh.

II. Ứng dụng

Những hiểu biết về các gene ngoài nhân và cơ chế di truyền chúng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống như nghiên cứu tiền hoá, y học, nông nghiệp, pháp y,... mang lại nhiều lợi ích to lớn.

Đánh giá

0

0 đánh giá