Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án điện tử Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10
Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Vẽ màu
................................
................................
................................
................................
................................
................................
................................................
................................................
................................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Vẽ màu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh.
- Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ, nhận xét được đặc điểm, cách gọi màu sắc của sự vật cũng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ.
- Hiểu được tác giả muốn nói qua bài thơ: Cần trân trọng, phát huy năng lượng tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân.
- Biết thể hiện sự trân trọng những sáng tạo của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tư duy sáng tạo, sự nhạy cảm, trí liên tưởng phong phú đối với những sự vật, sự việc xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…có chứa đựng nội dung về các sự vật cùng sắc màu của sự vật ấy.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, sưu tầm liên quan đến bài học (các bức tranh tự vẽ hoặc bức tranh yêu thích hoặc các bài thơ miêu tả sự vật, hiện tượng có các từ ngữ chỉ màu sắc) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Trước ngày xa quê. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ không muốn xa quê? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bạn nhỏ không muốn xa quê vì bạn nhỏ rất yêu khung cảnh quen thuộc nơi đây, nhớ thầy và các bạn, không muốn lên thành phố tấp nập nhưng xa lạ. - GV giới thiệu chủ điểm mới: Niềm vui sáng tạo. - GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ điểm SHS tr76 và trả lời câu hỏi: Cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này? - GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm: Trang chủ điểm có nét vẽ, hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh – đó là bức tranh tượng trưng cho thế giới của trí tưởng tượng và sáng tạo. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS giới thiệu về một bức tranh mà em vẽ. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về bức tranh em vẽ và màu sắc em sử dụng. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr77, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Vẽ màu là sự tưởng tượng, khám phá về sắc màu của bạn nhỏ khi ngồi trước hộp màu và giá vẽ. Bạn nhỏ tưởng tượng và khám phá màu sắc của vạn vật xung quanh mình, cố gắng gọi tên chúng cho dù bạn biết rằng “sắc màu không kể hết”. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS quan sát hình ảnh và lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe yêu cầu. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát và lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. |
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức (Luyện từ và câu lớp 4) Biện pháp nhân hóa.
Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Biện pháp nhân hóa
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa và nhận biết được biện pháp nhân hóa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật nào. - Đưa ra nhận xét về cách dùng những từ đó trong đoạn văn. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn? - GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn. - GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ các từ in đậm trong đoạn văn. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:
- GV tổng kết: Đoạn văn viết về những con vật như nói về con người. Hoạt động 2: Tìm được trong đoạn thơ những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả vật hoặc hiện tượng tự nhiên. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm được trong đoạn thơ những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả vật hoặc hiện tượng tự nhiên. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Tìm được trong đoạn thơ những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả vật hoặc hiện tượng tự nhiên. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:
- GV yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ về biện pháp nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên,...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc kể, tả người; làm cho chúng trở nên gần gũi, sinh động hơn. |
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe và đọc thầm. - HS quan sát và lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS nghe và tiếp thu. - HS nghe và tiếp thu. - HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo. |
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Vẽ màu.
Giáo án Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Nắm được hình thức trình bày của đoạn văn.
- Hiểu được ý chính của đoạn văn.
- Xác định được câu chủ đề của đoạn và vị trí của câu chủ đề.
- Viết được câu chủ đề của đoạn văn.
- Biết chỉnh sửa bài viết đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô.
- Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||
Hoạt động 1: Đọc các đoạn văn và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được hình thức, dấu hiệu nhận biết đoạn văn tưởng tượng. - Tác dụng của chi tiết tưởng tượng. b. Cách thức tiến hành - GV trình chiếu và yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn trong SHS tr.79, 80: a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây được viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam? b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị? + Đoạn 1: Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điều, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích choè, chích choè mải hỏt... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời. (Theo Vũ Tú Nam) + Đoạn 2: Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa, chỉ trả lời: “Tớ còn bận tập múa. Gõ kiến đến nhà liếu điều, liễu điều bận cãi nhau. Gõ kiến gõ cửa nhà chích choè, chích choè liền thoắng: “Tớ còn bận luyện giọng. Với lại, đường xa vạn dặm, tớ thì bé nhỏ, chân yếu cánh mềm, làm sao mà đi được!”. Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + HS làm việc cá nhân, tìm phương án trả lời cho mỗi yêu cầu. + HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm để đối chiếu kết quả. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, thống nhất đáp án: + Thêm lời thoại: lời của ông, lời của chích chòe. + GV khuyến khích HS trả lời về sự thú vị của các chi tiết tưởng tượng theo suy nghĩ riêng. Hoạt động 2: Cách viết đoạn văn tưởng tượng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Biết cách thêm các chi tiết tưởng tượng cho đoạn văn. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào? - GV mời 1 HS đọc các câu lệnh sau:
- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + HS làm việc nhóm 2 – 3 HS chia sẻ về cách viết đoạn văn tưởng tượng mà em thích. + HS nêu lí do tại sao em thích cách đó. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. HS khác nhận xét, gợi ý, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, góp ý, bổ sung, sửa câu trả lời. Hoạt động 3: Trao đổi về những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm rõ những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng. b. Cách thức tiến hành - GV mời 1 HS đọc yêu cầu: Trao đổi về những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng, dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - GV mời 1 HS đọc hai câu hỏi hướng dẫn SGK tr.80 + Theo em, còn những cách viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài những cách được nếu ở bài tập 2? + Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + Nhắc lại những cách viết đoạn văn tưởng tượng được gọi ý ở bài tập 2. + Bổ sung thêm những phương án khác: · Chọn một cách mở đầu khác. · Phát triển một vài chi tiết quan trọng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). - GV mời 1 – 2 HS đọc ghi nhớ SGK tr.80. |
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn. - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc SGK - HS trình bà |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 18: Đồng cỏ nở hoa
................................
................................
................................
................................
................................
................................
................................................
................................................
................................................
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 19: Thanh âm của núi
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả. Nhận xét được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.
- Có ý thức quan sát, khám phá những điều kì diệu, thể hiện sự sáng tạo của bàn tay, khối óc con người.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước.
- Video về tiết mục biểu diễn khèn của người Mông.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học (các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước, tiết mục biểu diễn khèn của người Mông) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Đồng cỏ nở hoa. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số nhạc cụ dân tộc: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV trình chiếu và giới thiệu cho HS về cây khèn của người Mông: + Cuộc sống của người Mông: Chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao, khó khăn, thiếu thốn. Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã làm giàu cho bản làng. + Cây khèn của người Mông: Được làm từ các loại tre, nứa, trúc; chế tác tại chỗ, sáng tạo của chính những người sử dụng. Nhạc cụ góp phần làm giàu có thêm bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo của đồng bào Mông Tây Bắc. + Tiếng khèn của người Mông: Người Mông thổ lộ tâm tình qua điệu nhạc du dương, trầm bổng. Là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu luyện. Thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr85, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Bài đọc Thanh âm của núi là sự cảm nhận của tác giả khi đến với miền núi Tây Bắc, được thưởng thức tiếng khèn của người Mông trên đỉnh núi cao, giữa không gian khoáng đạt của rừng núi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Thanh âm của núi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.86: + Tây Bắc: vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta. + Vấn vương (như vương vấn): thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được. + Huyền diệu: rất kì lạ, không thể hiểu hết được. - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi lên Tây Bắc. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: vấn vương trong lòng, xếp, khéo léo,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài: Đến Tây Bắc./ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi. Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống. + Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh. - HS làm việc nhóm đôi. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. - HS đọc SGK. - HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về biện pháp nhân hóa
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa và nói, viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù.
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn. -Biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào. - GV hướng dẫn HS làm bài: + HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại các đoạn thơ, đoạn văn, dự kiến câu trả lời. + HS làm việc nhóm (4 HS) thống nhất câu trả lời. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:
Hoạt động 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được hình ảnh nhân hóa em thích. - Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS thể hiện suy nghĩ của bản thân, có cách giải thích thủ vị, sáng tạo. - GV chốt lại: Tác dụng của biện pháp nhân hoá giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, giống với con người, gần gũi với con người hơn. Hoạt động 3: Đặt 2 -3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đặt câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Đặt 2 -3 câu có hình ảnh nhân hóa nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên. - GV hướng dẫn HS làm việc: + Làm việc cá nhân: tự đặt câu nhân hóa + Làm việc nhóm: Các HS nhận xét câu của bạn cùng nhóm. - GV quan sát, ghi lại những câu hay, chữa cho HS chưa làm đúng yêu cầu. - GV mời 1 - 2 HS đọc câu văn hay trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại ghi nhớ Biện pháp nhân hóa. + HS tự đặt 1 - 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. + Đọc trước nội dung Tiết học sau: Viết đoạn văn tưởng tượng SGK tr88. |
- HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS đọc câu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết viết đoạn văn tưởng tượng).
3. Phẩm chất.
Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Luyện tập viết đoạn văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Phát triển kĩ năng viết đoạn văn tưởng tượng một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc lại đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + HS đọc lại dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 18 và trả lời các câu hỏi Đề bài yêu cầu những gì? Em đã chọn câu chuyện nào để dựa vào đó viết đoạn văn tưởng tượng? Em có muốn thay đổi hoặc diễu chỉnh gì ở dàn ý đã lập? + HS viết viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương HS diễn đạt tốt, trôi chảy. Hoạt động 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Hoàn thiện đoạn văn đã viết: soát lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS cách đọc, soát bài viết theo những tiêu chí trong SHS tr.88.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi bài cho bạn cùng bàn góp ý cho nhau. Hoạt động 3: Sửa lỗi đoạn văn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Hoàn thiện đoạn văn đã viết: sửa lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + Đọc lại những lỗi sai. + Sửa lại những lỗi sai. - GV mời 1 – 2 HS đọc lại bài sau khi đã sửa trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn đã viết. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS làm việc ờ nhà: Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn đã viết. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước nội dung Tiết học sau: Bầu trời mùa thu SGK tr.89. |
- HS đọc yêu cầu đề bài. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS soát bài theo tiêu chí. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Xem thêm các bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc