Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
A. giải quyết được nhiều việc làm.
B. sử dụng được các nguồn tài nguyên.
C. thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. tạo nên không gian lãnh thổ riêng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 46 SBT Địa Lí 10: Vai trò quan trọng của tổ chức lãnh thổ công nghiệp đối với xã hội là
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng tích luỹ vốn.
B. tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống.
C. mở rộng hợp tác giữa các doanh nghiệp, nâng cao đời sống.
D. giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ thuật, nâng cho mức sống.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
B. sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên, nâng cao mức sống.
D. sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm môi trường.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Vùng công nghiệp.
B. Khu công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Doanh nghiệp công nghiệp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 46 SBT Địa Lí 10: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất là
A. điểm công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Lời giải:
Ghép nối:
1 – B - II |
2 – A - I |
3 – C - III |
- Địa điểm ở đâu?
- Quy mô lớn hay nhỏ?
- Bao gồm các doanh nghiệp công nghiệp nào?
- Gắn với khu đô thị nào?
- Có những doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nào?
- Đặc điểm dân cư và cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp như thế nào?
Lời giải:
(*) Giới thiệu về: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội
- Khu công nghiệp Thăng Long là dự án khu công nghiệp tập trung đầu tiên của Việt Nam. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XX, hoàn thành vào năm 1997, KCN có quy mô 300 ha tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Dự án là sản phẩm hoàn chỉnh của Công ty TNHH KCN Thăng Long, do Trung tâm Phát triển vùng SENA (Việt Nam) lập quy hoạch phát triển. KCN tập trung các doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản, đầu tư dài hạn vào Việt Nam, số vốn đầu tư lên đến 660 triệu USD.
- Các doanh nghiệp FDI quy tụ tại dự án Bắc Thăng Long chủ yếu thuộc các ngành điện tử, máy tính, tàu thuỷ, xe máy, ô tô,… Điển hình nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Canon, Panasonic, Mitsubishi,…
- Các khu công nghiệp này có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp tăng.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 24: Địa Lí một số ngành công nghiệp
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài 27: Địa Lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
I. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Quan niệm
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Vai trò
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.
+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Điểm công nghiệp
- Vai trò:
+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương.
+ Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho nghiệp, dân cư ở địa phương.
+ Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Đặc điểm:
+ Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.
+ Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên.
+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.
Xí nghiệp chế biến hạt điều (điểm công nghiệp)
2. Khu công nghiệp
- Vai trò:
+ Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.
+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài.
+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Góp phần bảo vệ môi trường.
- Đặc điểm:
+ Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.
+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.
+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
3. Trung tâm công nghiệp
- Vai trò:
+ Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.
+ Hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan toả rộng.
+ Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.
- Đặc điểm:
+ Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
+ Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
+ Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
+ Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
+ Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hoá.
Quang cảnh một góc trung tâm công nghiệp Đà Nẵng
4. Vùng công nghiệp
- Vai trò:
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
+ Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.
+ Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
- Đặc điểm:
+ Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.
+ Sản xuất mang tính chất hàng hoá.
Sơ đồ tổ chức vùng công nghiệp