Giải SGK Địa Lí 10 Bài 25 (Cánh diều): Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

3.7 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 25 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Video giải Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều

1. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu hỏi trang 91 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục 1 “Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp” và quan sát hình 25.1.

Trả lời:

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Ví dụ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, từ đó thu hút người dân đến lao động và làm việc, giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân.

2. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu hỏi trang 92 Địa Lí 10: Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin trong bảng 25.

- Chọn 1 trong 3 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để lấy ví dụ.

Trả lời:

(Em chọn 1 trong 3 ví dụ dưới đây để ghi vào vở)

Ví dụ: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.

- Điểm công nghiệp:

+ Chế biến chè và sữa bò ở Mộc Châu.

+ Chế biến cà phê ở Tây Nguyên.

+ Chế biến gỗ ở Đắk Nông.

- Khu công nghiệp:

+ Khu chế xuất Tân Thuận.

+ Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

+ Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh).

- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,..

- Vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ trừ Quảng Ninh.

+ Vùng 2: các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.

+ Vùng 5: các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Lâm Đồng, Bình Thuận.

+ Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.

Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1 trang 92 Địa Lí 10: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục 2 (Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp).

Trả lời:

Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Cánh diều (ảnh 3)

Vận dụng 2 trang 92 Địa Lí 10: Hãy thu thập thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên mạng internet, sách báo, thời sự,...

Trả lời:

Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Khu chế xuất Tân Thuận nằm tại phường Tân Thuận Đông, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 300 ha, kề bên Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất này chủ yếu là sản xuất để xuất khẩu. Hàng hóa, nguyên liệu... ra vào khu chế xuất này được xử lý như hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất này được hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu.

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Quan niệm

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Vai trò

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.

+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm công nghiệp

- Vai trò:

+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương.

+ Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho nghiệp, dân cư ở địa phương.

+ Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Đặc điểm:

Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.

+ Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên.

+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Xí nghiệp chế biến hạt điều (điểm công nghiệp)

2. Khu công nghiệp

- Vai trò:

Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.

+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài.

+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Góp phần bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm:

Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.

+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Khu công nghệ cao Hòa Lạc

3. Trung tâm công nghiệp

- Vai trò:

Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.

+ Hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan toả rộng.

+ Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.

- Đặc điểm:

Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

+ Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

+ Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

+ Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.

+ Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hoá.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Quang cảnh một góc trung tâm công nghiệp Đà Nẵng

4. Vùng công nghiệp

- Vai trò:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.

+ Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.

+ Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.

- Đặc điểm:

Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.

+ Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

+ Sản xuất mang tính chất hàng hoá.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Sơ đồ tổ chức vùng công nghiệp

Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Đánh giá

0

0 đánh giá