Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài: Ôn tập cuối học kì 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn luyện đọc thành tiếng, đọc hiểu văn bản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập và ghi tên bài đọc: Ôn tập cuối học kì I – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc thành tiếng một đoạn. - Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong bài. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi đã cho. - GV tổ chức cho HS bắt thăm, đọc thành tiếng một đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong bài “Con suối nhỏ”. + Phiếu số 1: Đọc đoạn từ đầu đến “Tiếng hát ru thầm thì.” và trả lời câu hỏi: Con suối là bạn của những sự vật nào? Vì sao? + Phiếu số 2: Đọc đoạn từ đầu đến “Tiếng hát ru thầm thì.” và trả lời câu hỏi: Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp? + Phiếu số 3: Đọc đoạn từ “Tôi là con suối nhỏ/ Trong veo và ngọt ngào” đến hết và trả lời câu hỏi: Con suối nhỏ yêu những gì? + Phiếu số 4: Đọc đoạn từ “Tôi là con suối nhỏ/ Trong veo và ngọt ngào” đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, suối sẽ kể những gì với biển? - GV tổ chức cho HS thi đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Chia sẻ về bài đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi về những chi tiết có trong bài đọc. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2: Trao đổi: Suối đi qua những đâu? Đường đi của suối có gì thú vị? - GV cho HS trao đổi trong nhóm đôi, nói về những nơi suối đi qua và những điều thú vị trên đường suối đi. - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Luyện đọc các bài đọc đã học trong SHS. + Chuẩn bị Tiết 2: Ôn tập cuối học kì I SHS tr.144. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc và trả lời câu hỏi: Con suối nhỏ là bạn của nai, thỏ, của hoa thơm, trái lành; là bạn của sương, của gió, của vầng trăng. Vì suối nằm dưới tàn cây xanh ở chân đồi, nơi giao hòa với những loài vật, sự vật trong thiên nhiên. - HS đọc và trả lời câu hỏi: Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba hiện ra thật đẹp vì nước suối trong và ngọt, âm thanh róc rách như tiếng đàn, khi trầm, khi vút cao. - HS đọc và trả lời câu hỏi: Con suối nhỏ yêu cua, yêu cá, yêu tiếng hát ru vì suối chảy men bờ đá, suối chảy qua những ngôi làng, những nếp nhà. - HS đọc và trả lời câu hỏi: Suối sẽ kể với biển vẻ đẹp của con đường mà suối đi qua, về những người bạn suối gặp, về những sự vật suối yêu quý,… - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS trao đổi nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiết 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn luyện viết chính tả đoạn bài.
- Ôn luyện viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Bảng phụ ghi bài “Xuân trên đảo Bạch Long Vĩ”.
- Tranh ảnh hoặc video clip về đảo Bạch Long Vĩ (nếu có).
- Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập và ghi tên bài đọc: Ôn tập cuối học kì I – Tiết 2. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn luyện viết chính tả a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc chính tả và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Quê nhà tác giả có gì đẹp? - Viết bài chính tả. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1: Nghe – viết. - GV cho HS đọc chính tả và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Quê nhà tác giả có gì đẹp? - GV lưu ý cách viết hoa tên địa lí cho HS. - GV đọc từng cụm từ để HS viết bài chính tả. - GV yêu cầu HS đổi vở cho bạn để soát lỗi. - GV kiểm tra bất kì bài viết của 2 – 3 HS và nhận xét bài viết. Hoạt động 2: Ôn luyện viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết hoa đúng tên riêng của cơ quan, tổ chức. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2: Viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức đã cho. - GV gợi ý cho HS nhớ lại cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức đã học. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - GV mời đại diện 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành các bài tập còn thiếu trong SHS. + Chuẩn bị Tiết 3: Ôn tập cuối học kì I SHS tr.145. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, viết chính tả. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại quy tắc: Viết hoa tiếng đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng. - HS làm bài. - HS báo cáo kết quả: a. Trường Mầm non Bạch Long Vĩ. b. Trường Trung học Cơ sở Bạch Long Vĩ. c. Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Bạch Long Vĩ. d. Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiết 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn luyện kĩ năng nói về một sự việc đã tham gia.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
- HS mang tới lớp một số hình ảnh, audio, video clip ghi lại một kỉ niệm đẹp với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập và ghi tên bài đọc: Ôn tập cuối học kì I – Tiết 3. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn luyện kĩ năng nói về một đề tài a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nói được về một đề tài đã cho trước. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1, các câu hỏi và hình ảnh gợi ý.
- GV hướng dẫn HS nói trong nhóm dựa vào các câu hỏi và hình ảnh gợi ý: + Đó là kỉ niệm của em với ai? + Điều gì gợi cho em nhớ về kỉ niệm? + Những suy nghĩ, lời nói, việc làm,… nào đáng nhớ? + Ý nghĩa của những suy nghĩ, lời nói, việc làm,… đó đối với em? - GV mời 1 – 2 HS nói trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Bình chọn bài nói a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn ra được bài nói hay để tham khảo, rút kinh nghiệm cho bài nói của mình. b. Cách tiến hành - GV cho mỗi nhóm cử 1 HS thi nói trước lớp. - GV tổ chức cho HS bình chọn bài nói: + Nội dung sâu sắc. + Hình thức sinh động. + Giọng kể lôi cuốn. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành bài nói của mình. + Chuẩn bị Tiết 4: Ôn tập cuối học kì I SHS tr.146. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS xác định yêu cầu BT1. - HS nói trong nhóm. - HS nói trong nhóm. - HS lắng nghe. - HS thi nói. - HS bình chọn. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiết 4
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn luyện về danh từ.
- Ôn luyện về nhân hóa.
- Ôn luyện sử dụng từ ngữ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập và ghi tên bài đọc: Ôn tập cuối học kì I – Tiết 4. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ôn luyện về danh từ, nhân hóa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về danh từ, nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1a: Tìm các danh từ chỉ cây cối, danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ. - GV cho HS trao đổi để làm BT trong nhóm. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1b: Tìm trong đoạn thơ các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào? - GV cho HS trao đổi để làm BT trong nhóm. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài.
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1c: Nêu cảm nhận về vườn cây trong đoạn thơ. - GV cho HS trao đổi để làm BT trong nhóm đôi. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. Gợi ý: Cây cối trong vườn được tả sinh động, cùng chung sống với nhau như họ hàng, hàng xóm láng giềng. Hoạt động 2: Ôn luyện sử dụng từ ngữ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn được từ ngữ thích hợp để thay thế. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2: Thay mỗi bông hoa trong đoạn văn bằng một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. Hoạt động 3: Ôn luyện sử dụng nhân hóa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nhân hóa. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Sử dụng biện pháp nhân hóa viết 3 – 4 câu về một loài cây hoặc một loài vật em thích. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành các BT còn thiếu trong SHS. + Chuẩn bị Tiết 5: Ôn tập cuối học kì I SHS tr.147. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS xác định yêu cầu BT1a. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. + Danh từ chỉ cây cối: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau. + Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: gió, mây, nắng, mưa. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS xác định yêu cầu BT1b. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS xác định yêu cầu BT1c. - HS hoạt động nhóm. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS xác định yêu cầu BT2. - HS làm bài. - HS báo cáo kết quả: Khẳng khiu, nhú, êm dịu, sáng bừng, nhen. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS xác định yêu cầu BT3. - HS làm bài. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiết 5
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn luyện viết bài văn thuật lại sự việc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, video clip một số ngày hội được tổ chức ở trường (nếu có).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập và ghi tên bài đọc: Ôn tập cuối học kì I – Tiết 5. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thuật lại được một ngày hội được tổ chức ở trường. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu và đọc các gợi ý. - GV cho HS trả lời một vài câu hỏi gợi ý trong nhóm để nhớ lại ngày hội: + Đó là ngày hội nào? + Ngày hội có những hoạt động gì? + Em ấn tượng với hoạt động nào nhất? Vì sao? + Ngày hội kết thúc như thế nào? + Cảm xúc của mọi người khi tham gia ngày hội như thế nào? - GV yêu cầu HS viết bài văn vào VBT. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết tiết ôn tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành bài viết của mình. + Ôn lại các kiến thức đã học. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS xác định yêu cầu. - HS trả lời câu hỏi trong nhóm. - HS viết bài. - HS báo cáo kết quả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
................................
................................
................................
Giáo án Tiết 6+7
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài “Những hạt thóc giống”.
- Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để thăm hỏi và kể về việc học tập của em hoặc viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn, chăm chỉ trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
- Nội dung đánh giá định kì in trên giấy (dạng phiếu).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài để tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập và ghi tên bài đọc: Tiết 6-7: Đánh giá cuối học kì I. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đánh giá kĩ năng đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện kĩ năng đọc. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung đánh giá kĩ năng đọc hiểu qua hoạt động đọc hiểu văn bản “Những hạt thóc giống”: + HS đọc thầm văn bản “Những hạt thóc giống” và tìm hiểu nghĩa một số từ khó (nếu cần). + HS thực hiện các câu hỏi, BT đọc hiểu, vào phiếu đánh giá hoặc VBT. - GV mời 1 – 2 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. Hoạt động 2: Đánh giá kĩ năng viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện kĩ năng viết. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung đánh giá kĩ năng viết qua hoạt động viết: + HS đọc các đề bài và chọn đề bài sẽ thực hiện. + HS suy nghĩ để tìm ý cho bài viết. + HS viết bài vào phiếu đánh giá hoặc VBT. - GV đánh giá kết quả bài làm của HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành bài đánh giá của mình. + Ôn lại các kiến thức đã học. + Tìm đọc thêm một số bài đọc về chủ đề tài trí, ước mơ. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS báo cáo kết quả: a. Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi. b. Thóc giống đã được luộc kĩ. c. Vì ai cũng muốn nối ngôi vua. d. Vì Chôm là chú bé trung thực. e. sững sờ. g. thật thà. h. Vì Chôm là người duy nhất dám nói lên sự thật. i. Vì Chôm là người trung thực, dũng cảm, sẽ đem lại công bằng và nhiều điều tốt đẹp cho dân chúng. k. Chú bé trung thực, Chú bé dũng cảm,… l. Chôm thật đáng khen vì đã dũng cảm nói sự thật. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe. - HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 8: Ôn tập cuối học kì 1.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc