Giáo án KTPL 11 Bài 9 (Cánh diều 2024): Văn hóa tiêu dùng

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 9: Văn hóa tiêu dùng sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KTPL 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

- Nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.

- Mô tả được một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.

- Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

- Phê phán những biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn đề về văn hóa tiêu dùng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến văn hóa tiêu dùng.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc tiêu dùng có văn hóa; xác định được trách nhiệm của bản thân và thực hiện tiêu dùng có văn hóa.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về văn hóa tiêu dùng; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến tiêu dùng có văn hóa.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng văn hóa tiêu dùng.

- Trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội để trở thành người tiêu dùng có văn hóa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về văn hóa tiêu dùng;

- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SGK tr.59.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những nét đặc trưng của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta (mâm cỗ, mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền; các loại hoa trang trí, trang phục ngày Tết,... ).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Dịp Tết là khoảng thời gian người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền vào nhiều nhóm sản phẩm, như: quần áo, giày dép, thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả, cây cảnh, đồ trang trí,...

+ Một số mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như: lương thực, thực phẩm tươi sống và bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống đóng hộp,...

+ Các gia đình ở miền Nam, mâm ngũ quả được bày biện với các loại quả như: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… trang trí nhà cửa với hoa mai, cúc vạn thọ,…

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

 

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Văn hoá tiêu dùng là một trong những yếu tố tác động đến quyết định tiêu dùng sản phẩm của mỗi người. Khi tham gia vào hoạt động tiêu dùng, mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa tiêu dùng.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9. Văn hóa tiêu dùng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc trường hợp trong SGK tr.59-60 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

d. Tổ chức hoạt động:

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KTPL 11 Cánh diều Bài 9: Văn hóa tiêu dùng.

Xem thêm các bài Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Để mua Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá