Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KTPL 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
- Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò và các biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận về các vấn đề đạo đức kinh doanh.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến đạo đức kinh doanh.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
- Năng lực phát triển bản thân: Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của người kinh doanh.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế liên quan đến đạo đức kinh doanh trong đời sống xã hội; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề liên quan đến biểu hiện và vai trò của đạo đức kinh doanh; biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh; vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
3. Phẩm chất:
- Trung thực và có trách nhiệm thực hiện đạo đức kinh doanh khi có cơ hội được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về đạo đức kinh doanh;
- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SGK tr.54.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh và ý nghĩa của nó.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SGK tr.54: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:
(1) “Chữ tín quý hơn vàng mười” (hoặc) “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Ý nghĩa: trong kinh doanh cần đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu.
(2) “Treo đầu dê, bán thịt chó” (hoặc) “Rao ngọc, bán đá”; “Buôn gian bán lận”
Ý nghĩa: phê phán hành vi gian dối trong kinh doanh.
(3) “Thuận mua, vừa bán”
Ý nghĩa: trong kinh doanh cần phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
(4) “Tiền nào của nấy” (hoặc) “Đắt xắt ra miếng”; “Đừng tham của rẻ - của ôi/ Những của đầy nồi là của chẳng ngon”
Ý nghĩa: trong kinh doanh phải đảm bảo chất lượng hàng hóa tương xứng với giá cả.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Tuân thủ đạo đức kinh doanh là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 8. Đạo đức kinh doanh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quan niệm và vai trò của đạo đức kinh doanh
a. Mục tiêu: HS nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.54-55, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
d. Tổ chức hoạt động:
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KTPL 11 Cánh diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh.
Xem thêm các bài Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh
Giáo án Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Giáo án Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Giáo án Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Để mua Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc