Giáo án KTPL 11 Bài 7 (Chân trời sáng tạo 2024): Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KTPL 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề giải quyết; biết tổng hợp các nguồn thông tin độc lập để tăng độ tin cậy cho ý tưởng mới.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tìm hiểu và nhận biết được những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Năng lực phát triển bản thân: Học hỏi, thu tập kiến thức và rèn luyện bản thân để có những năng lực cần thiết khi tham gia vào hoạt động kinh doanh.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.

3. Phẩm chất:

- Tích cực, tự giác.

- Nghiêm túc rèn luyện việc tìm hiểu về năng lực cần thiết của người kinh doanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

- Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;

- Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

- Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK tr.50 và thực hiện yêu cầu.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về câu chuyện thành công của một doanh nhân và các yếu tố mang lại sự thành công đó.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SGK tr.50: Em hãy chia sẻ câu chuyện về một doanh nhân thành công. Theo em, yếu tố nào đã mang lại sự thành công của doanh nhân trong câu chuyện đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, vận dụng hiểu biết hoặc tham khảo sách, báo, internet,... để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS chia sẻ câu chuyện.

Gợi ý: Richard Branson

Giáo án KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

+ Ông là chủ của Tập đoàn Virgin nổi tiếng thế giới, sở hữu khối tài sản 5,3 tỷ USD theo thống kê của Forbes.

+ Từ nhỏ, Branson từng mắc bệnh khó đọc và học rất kém ở trường. Ông phải bỏ học vào năm 16 tuổi. Dù bỏ học giữa chừng, Branson bắt đầu kinh doanh rất sớm. Ông trở thành triệu phú năm 23 tuổi và sau đó xây dựng Virgin thành một đế chế với hàng trăm công ty.

+ Ông chia sẻ dấn thân vào kinh doanh không phải để làm giàu mà là để thử thách trong cuộc sống.

+ Những yếu tố đã mang lại sự thành công cho ông: Ông có ý tưởng kinh doanh từ rất sớm; Không ngại gian khó, thất bại; Lập kế hoạch cho bản thân.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

 

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong kinh doanh, năng lực của người kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Người có năng lực kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn, trở ngại. Vậy người kinh doanh cần có những năng lực cần thiết nào và làm sao phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân để phát triển, tự tin bước vào lĩnh vực kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

a. Mục tiêu: HS nêu được những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.50-51, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

d. Tổ chức hoạt động:

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh.

Xem thêm các bài Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Giáo án Bài 11: Bình đẳng giới

Để mua Giáo án Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá