Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 2: Bác sĩ của nhân dân sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Bác sĩ của nhân dân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nói được với bạn những điều em biết về hình ảnh y, bác sĩ với HS; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Hiểu được nội dung của bài đọc: Kể về tấm gương tận tuỵ, hết lòng vì người bệnh, vì nền y học nước nhà của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và sự tri ân của mọi người dành cho ông.
- Tìm được từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây; nói được 1 – 2 câu tả một loại lá cây em biết.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, VBT Tiếng Việt 4.
- Tranh hoặc ảnh SHS phóng to.
- Tranh, ảnh chụp hoặc video clip về cảnh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm việc, chăm sóc bệnh nhân,... (nếu có).
- Hình ảnh, video clip về cây, quả sầu riêng hoặc vật thật; hình ảnh về sự phát triển của cây theo từng thời kì/ từng mùa (nếu có).
- Tranh, ảnh, video clip về câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn từ “sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp”.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, SBT Tiếng Việt 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, trao đổi những điều mà em biết về hình ảnh y, bác sĩ với các bạn nhỏ: - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và khen ngợi HS. - GV tổ chức cho HS liên hệ với nội dung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài học. - GV giới thiệu bài mới, Gv ghi tên bài đọc mói “Bác sĩ của nhân dân”. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp. b. Tổ chức thực hiện - GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm, cống hiến của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, lòng biết ơn và những việc làm bày tỏ sự tri ân dành cho ông. - Gv hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Hình ảnh quen thuộc,/ thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng/ với ống nghe,/ ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân,/ túc trực bên giường những người bệnh nặng.../ còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp. // Từ năm 2009,/ tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y/ bác sĩ trẻ tích cực học tập,/ không ngừng rèn luyện và cống hiến cho ngành Y tế nước nhà.// - GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. |
- HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chuẩn bị vào bài mới. - HS nghe GV đọc mẫu. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Nghe – kể câu chuyện về lòng nhân ái
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nghe – kể và ghi chép được các sự việc chính của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”, kể lại được câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
2. Năng lực
a. Năng lực chung.
- Biết giới thiệu, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.
b. Năng lực đặc thù.
- Năng lực nói và nghe khi kể.
3. Phẩm chất.
- Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Nghe GV kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV hướng dẫn quan sát tranh, phán đoạn về nội dung câu chuyện. - Nắm được nội dung câu chuyện. b. Tổ chức thực hiện - GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT1: Nghe kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”. - GV tổ chức cho HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện, - GV kể chuyện cho HS nghe lần thứ nhất để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS. - GV tổ chức cho HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. - GV kể cho HS nghe lần thứ hai để HS ghi nhớ nội dung câu chuyện. Hoạt động 2: Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Lắng nghe GV kể, nắm được nội dung câu chuyện - Tóm tắt nội dung câu chuyện. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT2 và các gợi ý trong sơ đồ: Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện: - GV tổ chức cho HS thực hành trong nhóm nhỏ về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tát theo sơ đồ, khuyến khích HS sử dung sơ đồ tư duy để ghi tóm tắt. - Gv mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp. Hoạt động 3: Kể lại câu chuyện a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được nội dung câu chuyện. - Kể lại được câu chuyện b. Tổ chức thực hiện: - GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT3: kể lại câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép. * Lưu ý: HS khá, giỏi có thể bớt bước kể từng đoạn câu chuyện. - GV mời 1 – 2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp, HS có thể quan sát bản tóm tắt vừa kể lại, các HS còn lại lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá phần kể chuyện của lớp. |
- HS xác định yêu cầu BT. - HS quan sát tranh, phán đoán nội dung. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trao đổi. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS xác định yêu cầu BT. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT. - HS hoạt động nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
................................
................................
................................
Giáo án Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS sẽ:
- Biết quan sát, tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.
b. Năng lực đặc thù
- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Nhận xét về cách quan sát trong bài văn miêu tả cây cối. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Ôn lại được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cói. - Biết cách quan sát để làm bài văn miêu tả cây cối. b. Tổ chức thực hiện: -GV mời 1 – 2 HS xác định yêu cầu của BT: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: a. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng? b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì? - GV tổ chức cho HS trao đổi, trả lời câu hỏi a và chia sẻ kết quả trong nhóm. + GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Tác giả đã sử dụng các giác quan: khứu giác, vị giác, thị giác. - GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn văn, quan sát sơ đồ gợi ý ở câu hỏi b, trao đổi trong nhóm đôi hoàn thành sơ đồ. + GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: · Dùng khứu giác để nêu cảm nhận về mùi hương: quả (thơm đậm, ngào ngạt), hoa (thơ ngát). · Dùng vị giác để nêu cảm nhận về vị: béo, ngọt. · Dùng thị giác để nêunhận xét về màu sắc, hình dáng: hoa (trắng ngà, chùm, nhỏ như vảy cá, nhụy li ti); cây (thân khẳng khiu, cao vút; càng ngang, thẳng đuột); lá (xanh vàng, hơi khép);... Hoạt động 2: Thực hành quán sát cây bóng mát và ghi chép điều đã quan sát được. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được cách quan sát để viết bài văn miêu tả cây cối. - Vận dụng kiến thức vào thực hành bài tập hoặc các câu hỏi có liên quan. b. Tổ chức thực hiện: - GV mời 1- 2 HS xác định yêu cầu của BT: Quan sát một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở và ghi chép lại những điều em quan sát được. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn thành BTa vào VBT. - GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có). |
- HS xác định yêu cầu BT. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xác định yêu cầu BT. - HS hoạt động nhóm. - HS chia sẻ kết quả. |
................................
................................
................................
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bác sĩ của nhân dân.
Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc