31 câu Trắc nghiệm Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6 - Cánh diều

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ông lão đánh cá và con cá vàng sách Cánh diều. Bài viết gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ông lão đánh cá và con cá vàng

F.4. Vài nét về tác giả Pus-kin

Câu 1. Đặc điểm sáng tác thơ Pu-skin là:

A. Sáng tác theo nguyên lí “tảng băng trôi”

B. Cốt truyện đơn giản, thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.

C. Mang tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

D. Là một tiếng nói trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.

Đáp án: D

Giải thích:

Văn chương của Pu-skin luôn là một tiếng nói trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuốc sống một cách giản dị, chân thực.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Pu-skin?

A. Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin

B. Đảo Xa-kha-lin

C. Người tù Cap-ca-dơ

D. Cô tiểu thư nông thôn

Đáp án: B

Giải thích:

Đảo Xa-kha-lin – Sê-khốp

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây là sáng tác của Pu-skin?

A. Đảo Xa-kha-lin

B. Ông già và biển cả

C. Con đầm pích

D. Người trong bao

Đáp án: C

Giải thích:

Con đầm pích – Pu-skin

Câu 4. Tác phẩm Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin của Pu-skin thuộc thể loại nào?

A. Truyện thơ

B. Kịch

C. Thơ

D. Tiểu thuyết bằng thơ

Đáp án: D

Giải thích:

Thể loại tiểu thuyết bằng thơ

Câu 5. Tác phẩm Con đầm pích của Pu-skin thuộc thể loại nào?

A. Thơ

B. Truyện thơ

C. Hồi kí

D. Truyện ngắn

Đáp án: D

Giải thích:

Thể loại: truyện ngắn.

Câu 6. Pu-skin là nhà thơ của nước nào?

A. Nga

B. Đức

C. Pháp

D. Ba Lan

Đáp án: A

Giải thích:

Pu-skin là nhà thơ của nước Nga.

Câu 7. Pus-kin sinh ra trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình chăn nuôi nghèo

B. Gia đình nô lệ

C. Gia đình quý tộc

D. Gia đình buôn bán nhỏ

Đáp án: C

Giải thích:

Pu-skin sinh ra trong một gia đình quý tộc Nga.

Câu 8. Pu-skin được mệnh danh là:

A. Mặt trời của thi ca Nga

B. Người khổng lồ của văn học Nga

C. Lá cờ đầu của văn học Nga

D. Nhà thơ lãng mạn nhất nước Nga

Đáp án: A

Giải thích:

Pu-skin được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”.

Câu 9. Pu-skin sáng tác nhiều nhất ở thể loại văn học nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ

D. Kịch

Đáp án: 

Giải thích:

- Pu-skin là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình.

Câu 10. Các sáng tác của Pu-skin thể hiện nội dung gì?

A. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình con người Nga

B. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án: B

Giải thích:

Các sáng tác của Pu-skin thể hiện tuyêt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO và TÌNH YÊU.

F.5. Tìm hiểu chung Ông lão Đánh cá và con cá vàng

Câu 1. Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người nước nào?

A. Nga

B. Đan Mạch

C. Trung Quốc

D. Việt Nam

Đáp án: A

Giải thích:

Tác giả là Puskin - người Nga

Câu 2. Mô tip chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó

B. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị

C. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc

D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu

Đáp án: C

Giải thích:

Mô tip chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc

Câu 3. Yếu tố cơ bản làm nên sự hấp dẫn của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Nhân hóa

B. Cường điệu

C. Lặp

D. Kịch tính

Đáp án: B

Giải thích:

Yếu tố cơ bản làm nên sự hấp dẫn của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là cường điệu những lần ông lão gặp cá.

Câu 4. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng không cùng thể loại với truyện nào sau đây?

A. Em bé thông minh

B. Bánh chưng bánh giầy

C. Thạch Sanh

D. Sọ Dừa

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại truyền thuyết

Câu 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng tập trung thể hiện vấn đề chính nào?

A. Tài năng và sức mạnh của con người

B. Thái độ sống của con người

C. Ước mơ đổi đời

D. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng

Đáp án: B

Giải thích:

Ông lão đánh cá và con cá vàng tập trung thể hiện vấn đề chính là thái độ sống của con người

Câu 6. Nhân vật phản diện trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là ai?

A. Ông lão

B. Con cá

C. Bà vợ

D. Biển

Đáp án: C

Giải thích:

Nhân vật phẩn diện là mụ vợ độc ác

Câu 7. Ông lão đánh cá thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật hiền lành, lương thiện

B. Nhân vật tài năng xuất chúng

C. Nhân vật bất hạnh

D. Nhân vật độc ác

Đáp án: A

Giải thích:

Ông lão thuộc kiểu nhân vật hiền lành, lương thiện

Câu 8. Mục đích chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là?

A. Gây cười

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Khẳng định sức mạnh của con người

D. Phê phán kẻ bội bạc và ca ngợi người lương thiện

Đáp án: D

Giải thích:

Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

Câu 9. So với các nhân vật Thạch Sanh, Mã Lương, Sọ Dừa, em bé thông minh, ông lão không có điểm gì?

A. Sự hiền lành

B. Lòng lương thiện

C. Tài năng đặc biệt

D. Xuất thân nghèo khó

Đáp án: C

Giải thích:

Ông lão không có tài năng đặc biệt như các nhân vật khác.

Câu 10. Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?

A. Chung một cấu trúc ngữ pháp

B. Có rất nhiều cách thể hiện các lời thoại khác nhau

C. Chung một lời thoại cho mỗi lần đối thoại

D. Các cuộc đối thoại đều diễn ra với những mẩu lộn xộn

Đáp án: A

Giải thích:

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp

Câu 11. Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng ca ngợi những con người thông minh, hiểu biết và linh hoạt, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng ca ngợi những con người lương thiện và sống với thái độ biết ơn.

F.6. Phân tích chi tiết Ông lão đánh cá và con cá vàng

Câu 1. Hai vợ chồng ông lão trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có hoàn cảnh thế nào?

A. Giàu có

B. Có nhiều kẻ hầu người hạ

C. Sống nghèo khổ trong túp lều nát

D. Có quyền lực, được người đời trọng vọng

Đáp án: C

Giải thích:

Hoàn cảnh sống: sống trong một túp lều tranh nát trên bờ biển

Câu 2. Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng có chung đặc điểm gì?

A. Chung một cấu trúc ngữ pháp

B. Có nhiều cách thẻ hiện lời thoại khác nhau

C. Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật

D. Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn

Đáp án: A

Giải thích:

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm cấu trúc ngữ pháp.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Tăng tiến, tượng trưng

B. So sánh, liệt kê

C. Tăng tiến, liệt kê

D. Hoán dụ, tăng tiến

Đáp án: C

Giải thích:

Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo, xây dựng các nhân vật đối lập, sự tăng tiến trong cốt truyện.

Câu 4. So với những truyện cổ dân gian đã học, em có nhận xét về phương thức miêu tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Không xuất hiện

B. Xuất hiện ít hơn

C. Xuất hiện nhiều hơn

D. Tương tự như ở những truyện khác

Đáp án: C

Giải thích:

So với những truyện cổ dân gian đã học, phương thức miêu tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có tần suất xuất hiện nhiều hơn.

Câu 5. Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật

B. Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả

C. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm

D. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử

Đáp án: B

Giải thích:

Biện pháp lặp có tác dụng thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả

Câu 6. Nhận định nào về hình thức nghệ thuật của Ông lão đánh cá và con cá vàng không chính xác?

A. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, biện pháp lặp góp phần quan trọng vào việc làm nổi bật chủ đề của truyện, phẩm chất tác phẩm

B. Kịch tính của tác phẩm mỗi lúc một cao hơn, không có thoái trào, không có nút gỡ, đỉnh điểm của kịch tính là lúc mụ vợ ông lão quay về điểm xuất phát ban đầu của số phận

C. Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

D. Cũng như thời gian, địa điểm, các nhân vật ông lão, mụ vợ, con cá vàng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng đều không có tên riêng, không xác định được cụ thể, đó chính là tính phiếm chỉ của truyện

Đáp án: 

Giải thích:

Nhân hóa không phải là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Câu 7. Câu thành ngữ nào phù hợp khi nói về lối sống của mụ vợ trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng

B. Ăn cháo đá bát

C. Bụt chùa nhà không thiêng

D. Cái nết đánh chết cái đẹp

Đáp án: B

Giải thích:

Lối sống vô ơn của mụ vợ phù hợp với câu thành ngữ “Ăn cháo đá bát”.

Câu 8. Câu thành ngữ nào phù hợp với bài học được rút ra từ câu chuyện trên?

A. Bụt chùa nhà không thiêng

B. Cá lớn nuốt cá bé

C. Uống nước nhớ nguồn

D. Chín người mười ý

Đáp án: C

Giải thích:

Lối sống Uống nước nhớ nguồn là bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 9. Biển trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có phải là một nhân vật không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Giải thích:

Biển cũng là một nhân vật được nhân hóa, các sắc thái biển khác nhau mỗi lần ông lão ra biển gặp cá vàng

Câu 10. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được khép lại bằng hình ảnh mụ vợ của ông lão đánh cá lại ngồi bên túp lều nát và cái máng lợn sứt. Đó có phải là kết thúc có hậu không?

A. Có hậu

B. Không phải kết thúc có hậu

Đáp án: A

Giải thích:

Sự trừng phạt với mụ vợ vì thói tham lam cũng chính là kết thúc có hậu

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên

Trắc nghiệm Ông lão đánh cá và con cá vàng

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 16

Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm danh từ

Trắc nghiệm Cô bé bán diêm

Trắc nghiệm Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

Đánh giá

0

0 đánh giá