25 câu Trắc nghiệm Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I lớp 6 - Cánh diều

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I sách Cánh diều. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Câu 1. Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng

B. Có nhiều ao hồ để lại

C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có làng mang tên làng Cháy

Đáp án: D

Giải thích:  Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy

Câu 2. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án: D

Giải thích:  Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 3. Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử.

Câu 4. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 5 đến câu 10):

Mình về với Bác đường xuôi

Thừa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Nguời

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)

Câu 5. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?

A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.

C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Đáp án: D

Câu 6. Từ "nhớ" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.

B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc.

C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc.

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ.

Đáp án: D.

Giải thích: Từ "nhớ" được lặp lại nhiều lần có tác dụng: Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ.

Câu 7. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?

A. Mình, Bác, Ông Cụ.

B. Bác, Ông Cụ, Người.

C. Mình, Bác, Người.

D. Mình, Ông Cụ, Người.

Đáp án: B.

Giải thích: Từ " Bác, Ông Cụ, Người nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên.

Câu 8. Dòng thơ nào chứa từ láy?

A. Nhớ chân Người bước lên đèo.

B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

Đáp án: C. 

Giải thích: “Ung dung yên ngựa trên đường suối reo”. (Từ láy: ung dung)

Câu 9. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?

A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc.

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ.

C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ.

D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ.

Đáp án: B.

Giải thích: Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ là ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật.

Câu 10. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc với Bác Hồ?

A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp.

B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ.

C. Sử dụng biện pháp điệp từ "nhớ".

D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ.

Đáp án: C.

Giải thích: Biện pháp nghệ thuật thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc với Bác Hồ Sử là: điệp từ "nhớ".

Câu 11. Hãy nêu thể loại của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập

A. Văn bản nghệ thuật.

B. Văn bản chính luận.

C. Văn bản nghị luận.

D. Văn bản thông tin.

Đáp án: C

Giải thích: Thể loại của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập: Văn bản thông tin.

Câu 12. Tại sao Bác yêu cầu phải xét duyệt bản thảo Tuyên ngôn độc lập kĩ?

A. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ lâm thời, Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp.

B. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ lâm thời, Chính phủ Pháp, các nước đồng minh.

C. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.

D. Vì đọc bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ đọc cho nhân dân mà còn cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, toàn thế giới.

Đáp án: C

Câu 13. Nêu thời gian Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. 8h ngày 2-9-1945.

B. 14h ngày 2-9-1946.

C. 8h ngày 2-9-1946.

D. 14h ngày 2-9-1945.

Đáp án: D

Giải thích:

Thời gian: 14h ngày 2-9-1945.

Câu 14. Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cuộc mít tinh vườn hoa Ba Đình.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Địa điểm: Cuộc mít tinh vườn hoa Ba Đình.

Câu 15. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ lục bát, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba kết hợp với nhau

Đáp án: A

Giải thích: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát, chúng ta phải sử dụng ngôi thứ nhất.

Câu 16. Đoạn văn có hình thức như thế nào?

A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng.

B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C. Do nhiều câu tạo thành

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Về hình thức: Đoạn văn do nhiều câu tạo thành, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Câu 17. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

Câu 18. Một cặp lục bát gồm?

A. Hai dòng 6 tiếng

B. Hai dòng 8 tiếng

C. Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng

D. Hai dòng 7 tiếng

Đáp án: C

Giải thích: Một cặp lục bát gồm một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng.

Câu 19. Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thường và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 20. Nhan đề của văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ chính là nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Đúng vì: Văn bản viết về Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

Câu 21. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

A. Hồ Tả Vọng

B. Hồ Tây

C. Hồ con Rùa

D. Không rõ

Đáp án: A

Câu 22. Trong Sự tích Hồ Gươm, Lạc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến

B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu

C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến

D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng

Đáp án: A

Giải thích: Thể hiện sự phù trợ của thần trong cuộc chiến bảo vệ độc lập

Câu 23. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh

B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân

C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm

D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Đáp án: D

Câu 24. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Thăng Long vì?

A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng

B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm

C. Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm

D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Đáp án: D

Câu 25. Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

A. Hồ Tả Vọng

B. Hồ Tây

C. Hồ con Rùa

D. Không rõ

Đánh giá

0

0 đánh giá