33 câu Trắc nghiệm Trong lòng mẹ lớp 6 - Cánh diều

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Trong lòng mẹ sách Cánh diều. Bài viết gồm 33 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Trong lòng mẹ

C.1. Vài nét về tác giả Nguyên Hồng

Câu 1. Những thể loại mà Nguyên Hồng sáng tác là gì?

A. Sử thi, tiểu thuyết, kí, thơ.

B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.

C. Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, kịch.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ.

Câu 2. Đâu không phải là sáng tác của Nguyên Hồng?

A. Hận chiến trường

B. Bỉ vỏ

C. Những ngày thơ ấu

D. Cửa biển

Đáp án: A

Giải thích:

Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Câu 3. Tác phẩm Những ngày thơ ấu là hồi ức về tuổi thơ của tác giả, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Tác phẩm Những ngày thơ ấu chính là hồi ức về tuổi thơ của tác giả

Câu 4. Nguyên Hồng thường sáng tác về đối tượng nào?

A. Người chiến sĩ anh hùng

B. Những lớp người dưới đáy xã hội

C. Tầng lớp quý tộc

D. Tất cả các phương án trên đều sai

Đáp án: B

Giải thích:

Đối tượng sáng tác: những con người nhỏ bé, những lớp người dưới đáy của xã hội thành thị.

Câu 5. Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu gì?

A. Nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy

B. Nhà văn tài năng

C. Nhà văn của phụ nữ và trẻ em

D. Nhà văn cống hiến

Đáp án: C

Giải thích:

Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ với biệt hiệu “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”.

Câu 6. Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

A. Nguyễn Nguyên Hồng

B. Nguyễn Hồng.

C. Hồng Nguyên

D. Nguyên Hồng

Đáp án: A

Giải thích:

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng

Câu 7. Quê hương của Nguyên Hồng là ở đâu?

A. Hải Phòng

B. Thanh Hóa

C. Nam Định

D. Ninh Bình

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên Hồng quê ở Nam Định.

Câu 8. Đâu là năm sinh năm mất của Nguyên Hồng?

A. 1911 – 1988

B. 1918 – 1982

C. 1935 – 1985

D. 1940 – 1990

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên Hồng sinh 1918 – 1982

Câu 9. Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

A. Sau Cách mạng tháng Tám

B. Trước Cách mạng tháng Tám

C. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

D. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.

Đáp án: C

Giải thích:

Ông sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

Câu 10. Tuổi thơ của Nguyên Hồng trôi qua như thế nào?

A. Sung sướng và đủ đầy

B. Tràn ngập tình yêu thương

C. Bất hạnh

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có
hoàn cảnh bất hạnh.

Câu 11. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?

A. 1996

B. 1998

C. 2000

D. 2002

Đáp án: A

Giải thích:

Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

C.2. Tìm hiểu chung Trong lòng mẹ

Câu 1. “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào?

A. Hận chiến trường

B. Máu và hoa

C. Những ngày thơ ấu

D. Ngậm ngải tìm trầm

Đáp án: C

Giải thích:

 “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện Những ngày thơ ấu

Câu 2. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương IV

B. Chương V

C. Chương VI

D. Chương X

Đáp án: A

Giải thích:

“Trong lòng mẹ” thuộc chương IV của tập truyện Những ngày thơ ấu

Câu 3. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Tiểu thuyết

Đáp án: B

Giải thích:

Những ngày thơ ấu được viết theo thể hồi kí

Câu 4. Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm

D. cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

cả 3 đáp án đều đúng

Câu 5. Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?

A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ.

B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ.

C. Khao khát được sống trong tình yêu thương.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.

- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

Câu 6. Tình huống truyện của văn bản “Trong lòng mẹ” là gì?

A. Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.

B. Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.

C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.

D. Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.

Đáp án: B

Giải thích:

 “Tôi đi học” xoay quanh tình huống cậu bé Hồng gặp lại mẹ.

Câu 7. Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến

B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.

C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Giải thích:

Hồi kí là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.

Câu 8. Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến

B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.

C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Giải thích:

Hồi kí là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.

Câu 9. Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?

A. Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.

C. Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ.

D. Những nỗi đau bị sỉ nhục và tình yêu mẹ của chú bé Hồng.

Đáp án: D

Giải thích:

“Trong lòng mẹ” là nỗi đau bị sỉ nhục, nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ, kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau một thời gian dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ.

Câu 10.  Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Cậu bé Hồng là chú bé bất hạnh, dễ xúc động, đồng thời cũng là cậu bé nhân
hậu và yêu thương mẹ vô bờ.

Câu 11. Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Giàu chất trữ tình

B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm

D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Đáp án: C

Giải thích:

“Trong lòng mẹ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.

C.3. Phân tích chi tiết Trong lòng mẹ

Câu 1. Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?

A. Bất hạnh, đáng thương

B. Sung sướng, đủ đầy

C. Được nâng niu, chiều chuộng

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh đáng thương.

Câu 2. Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

A. Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.

B. Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.

C. Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

D. Gồm A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân vật bà cô là người phụ nữ xấu xa và mang suy nghĩ nặng nề của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo.

Câu 3. Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

A. Bối rối, hạnh phúc

B. Đau khổ, xúc động

C. Buồn bã, trầm ngâm

D. Niềm nở nhưng lo âu

Đáp án: A

Giải thích:

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng là bối rối, sau đó vui mừng và hạnh phúc.

Câu 4. Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?
“Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn văn trên miêu tả rõ nét ngoại hình của người mẹ.

Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu

B. Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến

C. Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

D. Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

Đáp án: B

Giải thích:

Câu văn thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến.

Câu 6. Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

A. Người cô cười như diễn viên.

B. Người cô thích khôi hài.

C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực.

D. Người cô diễn kịch.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ "kịch" thể hiện người cô cố che che giấu tâm trạng thực.

Câu 7. Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Đáp án: D

Giải thích:

Tâm trạng thể hiện cậu bé Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 8. Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.

C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

D. Là người hành động theo bản năng.

Đáp án: A

Giải thích:

Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con.

Câu 9. Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Đáp án: D

Giải thích:

Cảm xúc ấy nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Câu 10. Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".

B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".

C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc'.

D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

Đáp án: B

Giải thích:

Câu B không nói về vẻ đẹp của người mẹ.

Câu 11. Trong tác phẩm"Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô

B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

D. Cả B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô, tác giả thương người mẹ và nghĩ đến cảnh ngộ tội nghiệp của đứa trẻ.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết kể lại trải nghiệm đáng nhớ

Trắc nghiệm Trong lòng mẹ

Trắc nghiệm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 59, 60

Trắc nghiệm Lý thuyết Từ đa nghĩa

Trắc nghiệm Lý thuyết từ đồng âm

Đánh giá

0

0 đánh giá