18 câu Trắc nghiệm Thương nhớ bầy ong lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thương nhớ bầy ong sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thương nhớ bầy ong

E.4. Vài nét về tá́c giả Huy Cận

Câu 1. Đâu không phải là tập thơ của Huy Cận sau CMT8?

A. Đất nở hoa

B. Lửa thiêng

C. Hai bàn tay em

D. Bài thơ cuộc đời

Đáp án: B

Giải thích:

Lửa thiêng là tập thơ Huy Cận viết trước CMT8

Câu 2. Huy Cận cùng quê với nhà thơ nào dưới đây?

A. Phạm Tiến Duật

B. Chính Hữu

C. Tố Hữu

D. Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án: B

Giải thích:

Chính Hữu và Huy Cận đều sinh ra ở Hà Tĩnh

Câu 3. Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng từ thời kì nào?

A. Kháng chiến chống Pháp

B. Kháng chiến chống Mĩ

C. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945

D. Trước Cách mạng tháng Tám

Đáp án: D

Giải thích:

Huy Cận nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám

Câu 4. Đoàn thuyền đánh cá phản ánh hình ảnh của tác giả, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm phản ánh những người ngư dân do Huy Cận trông thấy trong thời kỳ xây dựng đất nước, chứ không phản ánh bản thân tác giả.

Câu 5. Huy Cận tham gia Mặt trận Việt Minh năm bao nhiêu?

A. 1941

B. 1942

C. 1943

D. 1944

Đáp án: B

Giải thích:

Huy Cận tham gia Mặt trận Việt Minh năm 1942

Câu 6. Chọn các đáp án đúng

Huy Cận đã từng học ở những đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Huế

C. Hà Nội

D. Sài Gòn

Đáp án: A, B, C

Giải thích:

Huy Cận từng học ở quê, sau đó theo học ở Huế và ra Hà Nội học Cao Đẳng.

Câu 7. Nhà thơ nào là bạn tâm giao của Huy Cận?

A. Chính Hữu

B. Phạm Tiến Duật

C. Xuân Diệu

D. Quang Dũng

Đáp án: C

Giải thích:

Xuân Diệu là người bạn tâm giao của Huy Cận

Câu 8. Huy Cận từng cộng tác với nhóm Tự lực văn đoàn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Huy Cận từng cộng tác với nhóm Tự lực văn đoàn

E.5. Tìm hiểu chung Thương nhớ bầy ong

Câu 1. Tác phẩm Thương nhớ bầy ong của tác giả nào?

A. Huy Cận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Xuân Quỳnh

D. Đinh Nam Khương

Đáp án: A

Giải thích:

Thương nhớ bầy ong – Huy Cận

Câu 2. Tác phẩm Thương nhớ bầy ong trích trong tập nào?

A. Hồi kí Song đôi

B. Đá vàng

C. Đợi chờ gió và trăng

D. Hoa đá trước heo may

Đáp án: A

Giải thích:

Trích tập 1 Hồi kí Song đôi.

Câu 3. Tác phẩm Thương nhớ bầy ong thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Hồi kí

C. Thơ

D. Truyện đồng thoại

Đáp án: B

Giải thích:

Thể loại: Hồi kí

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Thương nhớ bầy ong là phương thức nào?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Đáp án: B

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 5. Ban đầu, tác giả đặt tên tác phẩm Thương nhớ bầy ong là Tổ ong “trại”. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Tác giả đặt tên là Tổ ong “trại”

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích sau:

     Ngày xưa, nhà ông tôi nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Say ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng” như xưa nữa.

     Sau nhà có hai đõ ong “sây” lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi. […] Ong đậu lại trên cây, chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới. Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buổi, vào lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải).

 (Thương nhớ bầy ong – Huy Cận)

A. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

B. Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả

C. Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích sau:

     Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi cũng ném đất vụn lên nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mà và mất hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. […] Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

 (Thương nhớ bầy ong – Huy Cận)

A. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi

B. Hướng dẫn nuôi ong hiệu quả

C. Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

Câu 8. Văn bản Thương nhớ bầy ong được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba xen kẽ ngôi thứ nhất

D. Ngôi thứ hai

Đáp án: C

Giải thích:

Truyện kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 9. Nội dung sau đúng hay sai?

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật “tôi” về những đõ ong mà nhân vật tôi đã được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật “tôi” về những đõ ong mà nhân vật tôi đã được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa.

Câu 10. Nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Thương nhớ bầy ong?

A. Hồi kí đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.

B. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập

C. Cảm xúc chân thật, nhiều suy tư

D. Nhân cách hóa các sự việc trong đời sống

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân cách hóa sự vật là nghệ thuật không có trong bài

E.6. Phân tích chi tiết Thương nhớ bầy ong

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lao xao ngày hè

Trắc nghiệm Thương nhớ bầy ong

Trắc nghiệm Đánh thức trầu

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 121

Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ

Trắc nghiệm Lý thuyết về hoán dụ

Đánh giá

0

0 đánh giá