Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong
Đề bài: Từ văn bản “Thương nhớ bầy ong”, em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 1
Trong cuộc sống, có những điều bé nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn lao mà con người đôi khi vô tình lại quên mất chúng. Thật vậy, những điều bé nhỏ, giản dị nhưng ngập tràn tấm lòng yêu thương và tử tế của con người trong đó thì đều đáng quý biết nhường nào. Trong gia đình, con cháu rót nước cho ông bà, đấm lưng cho bố mẹ, nhặt hộ em quyển vở rơi,... Trong trường học, học sinh đối xử hòa nhã, thân thiện với các bạn khác. Hay như ngoài xã hội, con người dễ dàng bỏ qua, xí xóa cho nhau những cú va chạm nho nhỏ; dễ dàng mỉm cười với nhau để bỏ qua mọi chuyện,... Và ở ngôi nhà thân yêu, từng cái cây trong vườn, mỗi chú chó, chú mèo, hay ô gạch trên sàn nhà đều mang những tâm tình, niềm vui và ý nghĩa riêng. Người biết trận trọng, yêu thương, nâng niu từ những điều nhỏ nhặt là người đang sống ý nghĩa từng ngày. Trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách thì những điều bé nhỏ nhưng thiêng liêng, bé nhỏ ấy lại càng có ý nghĩa hơn. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vừa qua, chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều những câu chuyện ấm áp tình người về phát khẩu trang miễn phí, phát gạo miễn phí,.... Tất cả những hành động bé nhỏ mà ấm áp tình người đó đều góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng vượt qua những chông gai và thử thách. Những điều bé nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn thì đều đem đến ý nghĩa lớn cho cộng đồng và những người xung quanh. Làm những điều bé nhỏ với trái tim chân thành đó là cách mà con người sống ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tóm lại, những điều bé nhỏ chính là những điều bé nhỏ nhưng tràn ngập yêu thương mà ai trong chúng ta cũng nên làm để cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 2
Trong cuộc sống này vẫn còn tốn tại rất nhiều những điều kì diệu đến từ trái tim của con người. Họ chia sẻ, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau. Chia sẻ có một vai trò quan tọng tỏng cuộc sống này. Sẻ chia là sự quan tâm xuất phát từ trái tim giữa những con người với nhau. Cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Sự sẻ chia giúp con người xích lại gần nhau hơn, tình cảm giữa con người với nhau trở nên khăng khít hơn. Một con người biết trao đi yêu thương sẽ là một người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Hơn nữa, khi ta biết sẻ chia cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bình yên và thanh thản. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang màu xanh của sự hy vọng luôn sẵn sàng đưa bước chân đến nhưng vùng miền xa xôi để giúp đỡ những người khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân. Đó là những người cần đáng lên án. Tóm lại, sẻ chia là một đức tính tốt của con người, Vì vậy, mỗi chúng ta hãy rèn luyện cho mình sự trao đi yêu thương để cuộc sống ý nghĩa hơn.
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 3
Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 4
Giữa dòng đời hối hả cuộc sống có biết bao nhiêu hành động nhỏ nhưng chứa ý nghĩa lớn lao. Vậy ý nghĩa của những điều bé nhỏ cũng có đem lại niềm vui trong cuộc sống là gì? Những hành động nhỏ như giúp các bác lao công đỡ vất vả hơn với ý thức giữ gìn vệ sinh chung, hay giúp đỡ một số hoạt động giúp các bà mẹ Việt Nam anh hùng những người già có hoàn cảnh neo đơn khó khăn … Những hành động nhỏ hay lớn tùy thuộc vào suy nghĩ ý kiến cách nhìn nhận sự việc tạo nên một người anh hùng giữa đời thường. Anh hùng không phải là một vĩ nhân hay nhân vật siêu nhân nào đó bước ra từ một thế giới tưởng tượng. Mà bất cứ ai trong chúng ta cũng là một anh hùng giữa đời thường đem lại niềm vui trong cuộc sống không kể già trẻ lớn bé trai gái hay bất kì ai. Con người chúng ta cũng mang trong mình trái tim màu đỏ ấm nóng với tình yêu thương .Vì vậy hãy hành động vì một xã hội tốt đẹp. Để tinh thần thanh thản tâm hồn nhẹ nhàng mới thấy cuộc sống nhiều ý nghĩa không bị sự cám dỗ phù phiếm mà làm mất đi nhân tính. Câu chuyện mang tên Nguyễn Hữu Ân yêu thương các bệnh nhân bị bệnh ung thư trong giai đoạn cuối. Nhưng tiếc thay ngày nay có một số người vì thích làm cái rốn của vũ trụ mà làm việc thiện xuất phát từ lợi ích cá nhân mới làm. Là giới trẻ hiện nay chúng ta nên góp sức vì một đất nước dân giàu nước mạnh giải quyết các vấn đề về nạn đói lạc hậu để không dẫn đến xung đột gay gắt. Có nhà thơ từng viết sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 5
Trong cuộc sống, những điều bé nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn lao đều là những thứ đáng được trân trọng. Thật vậy, những điều bé nhỏ, giản dị nhưng ngập tràn tấm lòng yêu thương và tử tế của con người trong đó thì đều đáng quý biết nhường nào. Trong cuộc sống, có hàng ngàn cách để con người chúng ta thể hiện tình yêu thương, lòng tử tế của mình với người khác qua những điều bé nhỏ. Trong gia đình, con cháu rót nước cho ông bà, đấm lưng cho bố mẹ, nhặt hộ em quyển vở rơi,... Trong trường học, học sinh đối xử hòa nhã, thân thiện với các bạn khác. Hay như ngoài xã hội, con người dễ dàng bỏ qua, xí xóa cho nhau những cú va chạm nho nhỏ; dễ dàng mỉm cười với nhau để bỏ qua mọi chuyện,... Và trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách thì những điều bé nhỏ nhưng thiêng liêng, bé nhỏ ấy lại càng có ý nghĩa hơn. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vừa qua, chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều những câu chuyện ấm áp tình người về phát khẩu trang miễn phí, phát gạo miễn phí,.... Tất cả những hành động bé nhỏ mà ấm áp tình người đó đều góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng vượt qua những chông gai và thử thách. Những điều bé nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn thì đều đem đến ý nghĩa lớn cho cộng đồng và những người xung quanh. Làm những điều bé nhỏ với trái tim chân thành đó là cách mà con người sống ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tóm lại, những điều bé nhỏ chính là những điều bé nhỏ nhưng tràn ngập yêu thương mà ai trong chúng ta cũng nên làm để cho cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 6
Tác phẩm “Thương nhớ đàn ong” của tác giả Huy Cận đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Nhân vật của tôi hồi tưởng về việc nuôi ong của gia đình mình ngày xưa và bày tỏ tâm trạng buồn bã về sự việc này, đồng thời suy nghĩ về cuộc sống. “Một nhà thơ phương Tây đã từng đã nói rất đúng…Nhà thơ ở đâu?” Từ ký ức của nhân vật ”Tôi” hiện ra một đàn ong vô tri nhưng tràn đầy sức sống. Với anh, ong không chỉ là loài vật cho ra mật ngọt mà còn là loài vật tạo nên những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Đồng thời, tác giả muốn lập luận rằng những sinh vật nhỏ bé, tưởng chừng như vô tri lại gây ra sự gắn bó trong tâm hồn. Đọc đoạn văn này, chúng ta nhận ra rằng mình cần phải yêu thương, quý trọng và trân trọng những điều nhỏ nhặt xung quanh mình, bởi mỗi điều đều có những cảm xúc riêng.
Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của những điều nhỏ bé trong cuộc sống từ bài Thương nhớ bầy ong - Mẫu 7
“Thương nhớ bầy ong”, một đoạn trích trong hồi ký Song đôi của nhà văn Huy Cận gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Nhân vật chính tôi, một cậu bé nhớ lại những kỷ niệm nuôi ong của gia đình mình. Với tôi, ong không chỉ là loài vật mà chúng còn mang đến cho tôi một tuổi thơ tuyệt vời. Tình yêu của tôi dành cho loài ong khiến tôi buồn mỗi khi chúng rời tổ và đi “cắm trại”. Sự kiện này cũng để lại cho tác giả một số suy nghĩ. “Điều mà một nhà thơ phương Tây từng nói là đúng…Các nhà thơ ở đâu?” Qua đây chúng ta hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải. Chúng ta cần biết trân trọng và yêu quý những điều nhỏ nhặt xung quanh mình. Đoạn trích này cung cấp một bài học quý giá cho tất cả mọi người.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Huy Cận (1919 – 2006) tên đầy đủ là Cù Huy Cận.
- Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong một gia đình nhà nho nghèo.
- Ngày còn bé Huy Cận học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu.
- Sau Cách mạng Tháng Tám, Huy Cận giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
- Từ năm 1984, ông là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I,II và VII. Tháng 6, năm 2001, ông được bầu làm viện trưởng Viện hàn lâm Thơ Thế giới.
- Phong cách nghệ thuật hàm súc, triết lý – đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại.
- Tác phẩm chính: Lửa thiêng (thơ, 1940); Vũ trụ ca (thơ, 1942); Kinh cầu tự (văn xuôi, 1942); Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu, 1958); Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958); Đất nở hoa (thơ, 1960); Bài thơ cuộc đời (thơ, 1963); Hai bàn tay em (thơ, 1967); Phù Đổng Thiên Vương (thơ, 1968); Những năm sáu mươi (thơ, 1968); Cô gái Mèo (thơ, 1972); Thiếu niên anh hùng họp mặt (thơ, 1973); Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973); Những người mẹ, những người vợ (thơ, 1974); Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (thơ, 1975); Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ, 1976); Ngôi nhà giữa nắng (thơ, 1978); Hạt lại gieo (thơ, 1984); Văn hóa và chính sách văn hóa ở CHXHCN Việt Nam (viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Paris, 1985); Tuyển tập (thơ, 1986); Nước thủy triều Đông (thơ, song ngữ, xuất bản ở Paris, 1994); Hồi ký song đôi (1997).
- Giải thưởng:
+ Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 – năm 1996)
+ Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
+ Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.
1. Thể loại: Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích từ Tổ ong “trại” trong tập 1 Tuổi trẻ và tình bạn của hồi kí Hồi kí Song đôi sáng tác năm 1997.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – Huy Cận.
5. Tóm tắt:
- Từ ngày ông chết, cha và chú nhân vật tôi chỉ nuôi một ít đõ ong. Nhân vật tôi mê lắm, xem đến khi bị đốt nhưng vẫn không thôi. Buồn nhất là khi mấy lần ong trại, rời tổ. Lúc ấy có chú nhân vật tôi ở nhà thì còn hô cả xóm ném đất vụn để ong mệt quay trở về. Một hôm, khi ấy chú ra đồng, một mình nhân vật tôi không thể làm gì đành nhìn lũ ong bay đi. Nỗi buồn ấy khiến cậu cảm thấy một phần linh hồn ra đi.
6. Bố cục (2 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...ra đồng cày tra): Gia đình nhân vật tôi nuôi ong
- Phần 2 (Còn lại): Nhân vật tôi chứng kiến đàn ong bay đi
7. Giá trị nội dung:
- Đoạn trích bày tỏ tình yêu, say mê của nhân vật tôi dành cho bầy ong mà nhà mình nuôi. Và đó cũng là nỗi buồn thương da diết của nhân vật tôi khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi mà không có cách nào níu giữ chúng lại được.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Kết hợp giữa tự sự kể lại sự việc và biểu cảm kể lại cảm xúc, suy tư khiến văn hồi kí của Huy Cận giàu chất thơ và truyền cảm, khiến người đọc cũng buồn vui cùng nhân vật “tôi” trong tác phẩm.