Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Đánh thức trầu sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 29 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Đánh thức trầu
E.7. Vài nét về tác giả Trần Đăng Khoa
Câu 1. Nội dung sau về Trần Đăng Khoa đúng hay sai?
“Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm. Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo.
Câu 2. Năm 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã xuất bản tập thơ nào?
A. Mèo con
B. Hạt gạo làng ta
C. Từ góc sân nhà em
D. Góc sân và khoảng trời
Đáp án: C
Giải thích:
Năm 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề Từ góc sân nhà em.
Câu 3. Tác phẩm Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1967
B. 1968
C. 1969
D. 1970
Đáp án: B
Giải thích:
Tác phẩm Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1968.
Câu 4. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Trần Đăng Khoa?
A. Đi đánh thần Hạn
B. Thơ Trần Đăng Khoa
C. Đánh thức trầu
D. Thương nhớ bầy ong
Đáp án: D
Giải thích:
Thương nhớ bầy ong – Huy Cận
Câu 5. Năm 2001, Trần Đăng Khoa được trao tặng giải thưởng nào?
A. Giải Nhất báo Văn nghệ
B. Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật
C. Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền Phong
D. Giải thưởng Văn học ASEAN
Đáp án: B
Giải thích:
Năm 2001, Trần Đăng Khoa được trao tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Câu 6. Trần Đăng Khoa quê ở đâu?
A. Hà Tĩnh
B. Nam Định
C. Hải Dương
D. Quảng Bình
Đáp án: C
Giải thích:
Quê hương: Hải Dương
Câu 7. Đáp án nào dưới đây không đúng khi nói về nghề nghiệp của Trần Đăng Khoa?
A. Nhạc sĩ
B. Nhà thơ
C. Nhà báo
D. Biên tập viên
Đáp án: A
Giải thích:
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên tạp chí quân đội.
Câu 8. Trần Đăng Khoa là Trưởng Ban Chung Khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm bao nhiêu?
A. 2015
B. 2016
C. 2017
D. 2018
Đáp án: B
Giải thích:
Trần Đăng Khoa là Trưởng Ban Chung Khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay.
Câu 9. Trần Đăng Khoa được mệnh danh là:
A. Nhà thơ trẻ nhất
B. Nhà thơ trẻ xuất sắc nhất
C. Thần đồng thơ thiếu nhi
D. Thần đồng thơ trẻ
Đáp án: D
Giải thích:
- Trần Đăng Khoa được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”.
E.8. Tìm hiểu chung về Đánh thức trầu
Câu 1. Tác phẩm Đánh thức trầu của tác giả nào?
A. Phan Trọng Luận
B. Trần Đăng Khoa
C. Bùi Mạnh Nhị
D. Nguyễn Đức Mậu
Đáp án: B
Giải thích:
Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa
Câu 2. Tác phẩm Đánh thức trầu sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1993
B. 1994
C. 1995
D. 1996
Đáp án: D
Giải thích:
Đánh thức trầu sáng tác năm 1996.
Câu 3. Tác phẩm Đánh thức trầu in trong tập nào?
A. Thơ Trần Đăng Khoa
B. Góc sân và khoảng trời
C. Từ khoảng sân nhà em
D. Đi đánh thần Hạn
Đáp án: B
Giải thích:
- Đánh thức trầu in trong tập Góc sân và khoảng trời.
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Đánh thức trầu là phương thức nào?
A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Đáp án: C
Giải thích:
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Câu 5. Tác phẩm Đánh Thức Trầu của Trần Đăng Khoa thuộc thể loại nào?
A. Thơ
B. Truyện ngắn
C. Kí
D. Truyện đồng thoại
Đáp án: A
Giải thích:
Bài thơ Đánh thức trầu.
Câu 6. Thể thơ của tác phẩm Đánh thức trầu là gì?
A. 5 chữ
B. 6 chữ
C. Lục bát
D. Tự do
Đáp án: A
Giải thích:
Thể thơ: 5 chữ.
Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm
(Câu hát của bà em)
(Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa)
A. Lời hát của bà
B. Giấc mơ của bà
C. Giấc mơ của em
D. Lời gọi của em bé
Đáp án: A
Giải thích:
Nội dung chính: Lời hát của bà
Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Đã ngủ rồi hả trầu
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn xin mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái!
Trầu ơi, hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu...
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
(Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa)
A. Lời hát của bà
B. Giấc mơ của bà
C. Giấc mơ của em
D. Lời gọi của em bé
Đáp án: D
Giải thích:
Nội dung chính: Lời gọi của em bé
Câu 9. Bài thơ Đánh thức trầu thể hiện tình cảm của ai dành cho ai?
A. Tình cảm của em bé dành cho bà, cho mẹ
B. Tình cảm của bà dành cho em bé
C. Tình cảm của mẹ dành cho em bé
D. Tình cảm của gia đình dành cho em bé
Đáp án: A
Giải thích:
Bài thơ Đánh thức trầu thể hiện tình cảm của bé dành cho bà, cho mẹ.
Câu 10. Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Đánh thức trầu:
A. Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ
B. Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
C. Lí luận sắc bén
D. Phân tích tâm lý nhân vật tinh tế
Đáp án: A
Giải thích:
Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ kết hợp với các biện pháp tu từ: nhân hóa, câu hỏi tu từ, điệp từ,…
E.9. Phân tích chi tiết Đánh thức trầu
Câu 1. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:
Đã ngủ rồi hả (…)?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà (…) mày đã ngủ
A. Mày
B. Trầu
C. Bạn
D. Hồng
Đáp án: B
Giải thích:
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Câu 2. Câu hát dưới đây là của nhân vật nào trong bài thơ Đánh thức trầu?
Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm
A. Bà
B. Ông
C. Bố
D. Cậu bé
Đáp án: A
Giải thích:
Câu hát trên là của người bà
Câu 3. Cách xưng hô “mày – tao” trong Đánh thức trầu sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng
B. Hoán dụ lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể
C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
D. Nhân hóa trò chuyện xưng hô với vật như với người
Đáp án: D
Giải thích:
Cách xưng hô “mày – tao” trong Đánh thức trầu sử dụng biện pháp nhân hóa trò chuyện xưng hô với vật như với người.
Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất
Câu thơ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày thể hiện điều gì?
A. Sự hòa hợp với thiên nhiên
B. Trân trọng, nâng niu
C. Thành kính, biết ơn
Đáp án: A
Giải thích:
Câu thơ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, cả người và thiên nhiên đều công bằng và bình đẳng với nhau.
Câu 5. Tại sao lại hái trầu ban đêm mà không phải ban ngày?
A. Vì bà và mẹ chỉ rảnh ban tối để hái trầu.
B. Vì trầu khó tính nên phải hái trộm.
C. Vì hái trầu phải lén lút sợ trầu không cho.
D. Vì hái trầu ban ngày trầu mau lụi.
Đáp án: D
Giải thích:
Vì hái trầu ban ngày trầu mau lụi.
Câu 6. Bài thơ “Đánh thức trầu” đã thể hiện tình cảm của cậu bé với những nhân vật nào?
A. Bà
B. Mẹ
C. Bố
D. Anh
E. Trầu
Đáp án: A, B, E
Giải thích:
Bài thơ “Đánh thức trầu” đã thể hiện tình cảm của cậu bé với bà, mẹ và lá trầu.
Câu 7. Câu thơ “Đừng lụi đi trầu ơi!” thể hiện nội dung gì?
A. Mong trầu sẽ sống mãi
B. Xin trầu để được hái
C. Phê phán người không biết nâng niu trầu
D. Tôn sùng trầu
Đáp án: A
Giải thích:
Câu thơ trên thể hiện mong muốn trầu sẽ được sống mãi.
Câu 8. Đâu không phải thái độ của em bé với trầu?
A. Yêu thương
B. Bảo vệ
C. Phê phán
D. Nâng niu
Đáp án: C
Giải thích:
Phê phán không phải là thái độ của em bé với trầu
Câu 9. Câu thơ "Không làm mày đau đâu" trong bài Đánh thức trẩu là câu đề nghị của tác giả để được hái trầu, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Câu này thể hiện sự nâng niu, bảo vệ của tác giả đối với trầu.
Câu 10. Những tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ Đánh thức trẩu?
A. Yêu đất nước
B. Yêu thiên nhiên
C. Yêu gia đình
D. Yêu bạn bè
E. Yêu lớp học
Đáp án: B, C
Giải thích:
Những tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ Đánh thức trẩu: yêu thiên nhiên, gia đình.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Thương nhớ bầy ong
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 121
Trắc nghiệm Lý thuyết về ẩn dụ