Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Giọt sương đêm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Giọt sương đêm
D.4. Vài nét về tác giả Trần Đức Tiến
Câu 1. Đặc điểm truyện đồng thoại của Trần Đức Tiến:
A. Tinh tế, sâu sắc
B. Nhẹ nhàng, đơn giản
C. Tinh tế, hồn nhiên
Đáp án: C
Giải thích:
Truyện đồng thoại của ông tinh tế, hồn nhiên
Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng sáng tác của Trần Đức Tiến?
A. Linh hồn bị đánh cắp
B. Bụi trần
C. Bão đêm
D. Thơ người ra trận
Đáp án: D
Giải thích:
Thơ người ra trận – Nguyễn Đức Mậu
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không phải truyện thiếu nhi của Trần Đức Tiến?
A. Vương quốc vắng nụ cười
B. Dế mùa thu
C. Cấy chuối non đi giày xanh
D. Xóm Bờ Giậu
Đáp án: C
Giải thích:
Cấy chuối non đi giày xanh – Nguyễn Nhật Ánh
Câu 4. Tác phẩm Linh hồn bị đánh cắp của Trần Đức Tiến thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Truyện vừa
C. Tiểu thuyết
D. Thơ
Đáp án: C
Giải thích:
Tiểu thuyết Linh hồn bị đánh cắp – Trần Đức Tiến
Câu 5. Trần Đức Tiến được trao giải thưởng Sách Quốc gia 2019 với tập truyện Xóm Bờ Giậu. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- Trần Đức Tiến được trao giải thưởng Sách Quốc gia 2019 với tập truyện Xóm Bờ Giậu.
Câu 6. Trần Đức Tiến quê ở đâu?
A. Hà Tĩnh
B. Nam Định
C. Nghệ An
D. Hà Nam
Đáp án: D
Giải thích:
Quê quán: Làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Câu 7. Trần Đức Tiến sinh năm bao nhiêu?
A. 1953
B. 1954
C. 1955
D. 1956
Đáp án: A
Giải thích:
Trần Đức Tiến (1953)
Câu 8. “Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 1998 đến 2007”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 1998 đến 2007.
Câu 9. Trần Đức Tiến trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm bao nhiêu?
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998
Đáp án: B
Giải thích:
- Trần Đức Tiến trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996
Câu 10. Các sáng tác của Trần Đức Tiến chủ yếu dành cho đối tượng nào?
A. Người nông dân
B. Người lao động nghèo
C. Thiếu nhi
D. Người trí thức
Đáp án: C
Giải thích:
Trần Đức Tiến viết nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.
D.5. Tìm hiểu chung Giọt sương đêm
Câu 1. Tác phẩm Giọt sương đêm của tác giả nào?
A. Phan Trọng Luận
B. Nguyễn Đình Thi
C. Trần Đức Tiến
D. Nguyễn Đức Mậu
Đáp án: C
Giải thích:
Giọt sương đêm – Trần Đức Tiến
Câu 2. Giọt sương đêm được in trong tập:
A. Bài thơ Hắc Hải
B. Thơ lục bát
C. Dòng sông trong xanh
D. Xóm Bờ Giậu
Đáp án: D
Giải thích:
Xuất xứ: Văn bản được in trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018
Câu 3. Tác phẩm Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện đồng thoại
C. Truyện vừa
D. Thơ
Đáp án: B
Giải thích:
Thể loại: truyện đồng thoại
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Giọt sương đêm – Trần Đức Tiến là:
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
Đáp án: D
Giải thích:
Phương thức biểu đạt: tự sự
Câu 5. Nhân vật nào không xuất hiện trong văn bản Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến?
A. Thằn Lằn
B. Cáo
C. Cóc
D. Bọ Dừa
Đáp án: B
Giải thích:
Nhân vật: Bọ Dừa, Thằn Lằn, Cóc
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
“Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. Ngọn măng khẽ rung rinh. Trời chạng vạng tối, nhưng từ bên trong miệng chiếc bình gốm vỡ lăn lóc dưới chân giậu, vẫn thấy nhấp nháy cặp mắt nhỏ sắc của ai đó. Ông khách lại gần chiếc bình, nhã nhặn lên tiếng:
[….]
- Bác cứ thưa với cụ tôi là Cánh Cứng, làm nghề buôn”.
(Giọt sương đêm –Trần Đức Tiến)
A. Hành trình tìm quê hương của Bọ Dừa
B. Người khách trọ xin ngủ nhờ
C. Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc
D. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê
Đáp án: B
Giải thích:
Nội dung chính: Người khách trọ xin ngủ nhờ
Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Thằn Lằn rụt đầu vào, rồi lại nhanh chóng tuồn ra cửa sau, phi đến nhà cụ giáo Cóc:
- Báo cáo cụ. Tối nay xóm ta có nhà buôn cánh cứng tới nghỉ trọ.
- Chú vừa bảo gì? Cánh cứng à? Khụ khụ,…
[…]
- Cháu thấy ông này có vẻ khoái lá trúc thật. – Thằn lằn gật gù.
(Giọt sương đêm –Trần Đức Tiến)
A. Hành trình tìm quê hương của Bọ Dừa
B. Người khách trọ xin ngủ nhờ
C. Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc
D. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê
Đáp án: C
Giải thích:
Nội dung chính: Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc
Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi của.
[…]
- Ai đấy! Chú thấy chưa? Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương.
(Giọt sương đêm –Trần Đức Tiến)
A. Cuộc trò chuyện giữa cụ giáo Cóc và Bọ Dừa
B. Người khách trọ xin ngủ nhờ
C. Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc
D. Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê
Đáp án: D
Giải thích:
Nội dung chính: Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh trở về quê
Câu 9. Qua văn bản Giọt sương đêm, tác giả gửi gắm thông điệp gì?
A. Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.
B. Đoàn kết là sức mạnh
C. Hãy yêu thương đồng loại.
D. Hãy giúp đỡ, đùm bọc nhau lúc hoạn nạn.
Đáp án: A
Giải thích:
Qua câu chuyện về những loài vật và đặc biệt là Bọ Dựa, tác giả gửi đến thông điệp: Đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.
Câu 10. Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Giọt sương đêm?
A. Nhân cách hóa các loài vật
B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình
D. Lí luận sắc bén, chặt chẽ
Đáp án: D
Giải thích:
Nghệ thuật:
- Nhân cách hóa các loài vật
- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình
D.6. Phân tích chi tiết Giọt sương đêm
Câu 1. “Ông khách” được nhắc đến trong văn bản Giọt sương đêm là ai?
A. Thằn Lằn
B. Cóc
C. Bọ Dừa
D. Bọ Ngựa
Đáp án: C
Giải thích:
“Ông khách” được nhắc đến trong văn bản Giọt sương đêm là Bọ Dừa.
Câu 2. Bọ Dừa tìm đến xóm Bờ Giậu nhằm mục đích gì?
A. Xin trọ qua đêm
B. Xây nhà định cư
C. Du lịch
D. Tìm bạn
Đáp án: A
Giải thích:
Bọ Dừa tìm đến xóm Bờ Giậu để xin trọ qua đêm.
Câu 3. Đâu không phải thông tin về vị "khách" đến xóm Bờ Giậu?
A. Thích lá trúc.
B. Béo, râu dài.
C. Nghề buôn.
D. Họ Cánh Cứng.
Đáp án: B
Giải thích:
Béo, râu dài không phải thông tin về vị khách kia.
Câu 4. Khi đến xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa trò chuyện với ai đầu tiên?
A. Thằn Lằn
B. Cóc
C. Chuồn chuồn
D. Bọ Ngựa
Đáp án: A
Giải thích:
Khi đến xóm Bờ Giậu, Bọ Dừa trò chuyện với thằn lằn đầu tiên
Câu 5. Trong văn bản Giọt sương đêm, tại sao Bọ Dừa lại sợ những chiếc bình, lọ thùng, hộp?
A. Vì chúng có không gian chật hẹp
B. Vì chúng tối tăm
C. Vì mấy lần bị bọn trẻ con bắt cóc làm đồ chơi, giam trong những vật trên
D. Vì chúng ngột ngạt
Đáp án: C
Giải thích:
Trong văn bản Giọt sương đêm, Bọ Dừa sợ những chiếc bình, lọ thùng, hộp vì mấy lần bị bọn trẻ con bắt cóc làm đồ chơi, giam trong những vật trên
Câu 6. Đâu là nhận xét đúng nhất về nhân vật Thằn Lằn?
A. Nhanh nhẹn, hiếu khách.
B. Khôn khéo, mưu mô
C. Thông thái, hiểu biết
Đáp án: A
Giải thích:
Thằn Lằn là nhân vật hiếu khách, nhanh nhẹn.
Câu 7. Thông tin nào không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc?
A. Hình dáng của Bọ Dừa.
B. Sự đa dạng của họ cánh cứng.
C. Sự xuất hiện của Bọ Dừa.
D. Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn.
Đáp án: D
Giải thích:
Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn là thông tin không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Cóc và Thằn Lằn.
Câu 8. Điều gì đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê?
A. Bọ Dừa bị bắt cóc
B. Giọt sương rơi trúng cổ
C. Bọ Dừa hết tiền
D. Trời mưa tầm tã
Đáp án: B
Giải thích:
Một giọt sương rơi trúng cổ ông khách rớt xuống khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn và quyết định về quê.
Câu 9. Trong văn bản Giọt sương đêm, tại sao sau đêm sương Bọ Dừa lại quyết định về quê?
A. Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về nghề nghiệp.
B. Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về quê hương.
C. Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về bạn bè.
D. Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về đồng trúc quê hương.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về quê hương nên Bọ Dừa quyết định về quê.
Câu 10. Tác phẩm Giọt sương đêm gửi đến chúng ta bài học gì?
A. Yêu thương con người là món quà quý giá của tạo hóa
B. Tất cả muôn loài đều xứng đáng được yêu thương
C. Cuộc sống có ước mơ là cuộc sống ý nghĩa
D. Đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình.
Đáp án: D
Giải thích:
Ý nghĩa của câu chuyện: Tác phẩm nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên
Trắc nghiệm Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 96