10 câu Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm động từ lớp 6 - Chân trời sáng tạo

263

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lý thuyết về cụm động từ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 08 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lý thuyết về cụm động từ

Câu 1. Nhóm động từ nào cần động từ khác đi kèm phía sau?

A. Định, toan, dám, đừng

B. Buồn, đau, ghét, nhớ

C. Chạy, đi, cười, đọc

D. Thêu, may, khâu, đan

Đáp án: A

Giải thích:

Định, toan, dám, đừng phải kết hợp với các động từ phía sau mới có nghĩa.

Câu 2. Nhóm động từ nào dưới đây chỉ hoạt động?

A. Định, toan, dám, đừng

B. Buồn, đau, ghét, nhớ

C. Chạy, đi, cười, đọc

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Chạy, đi, cười, đọc là các động từ chỉ hoạt động

Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. 

Các động từ trong đoạn văn trên là?

A. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, tay, thò.

B. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò.

C. Uống, trèo, cắn, lấy, nghe, nằm, xuống, há, nhìn, trèo, thò.

D. Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe, nằm, há, nhìn, trèo, thò

Đáp án: B

Giải thích:

Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây kêu lên: “Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Hổ nghe thấy, nằm phục xuống,  miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay.

Câu 4. Nhóm nào dưới đây chỉ các động từ tình thái?

A. Đành, bị, được, dám, toan, định, có

B. Đi, đứng, làm, hát, nói

C. Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, đi, đứng

D. Uống, trèo, say, cắn, lấy, nghe,

Đáp án: A

Giải thích:

Động từ tình thái: đành, bị, được, dám, toan, định, có…

Câu 5. Động từ là những từ chỉ điều gì?

A. Định danh

B. Hoạt động

C. Tính chất

D. Đặc điểm

Đáp án: B

Giải thích:

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu sai đặc điểm của động từ?

A. Thường làm vị ngữ trong câu

B. Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn chớ

C. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, chớ

D. Thường làm thành phần phụ trong câu

Đáp án: D

Giải thích:

Động từ thường làm thành phần chính, chứ không phải thành phần phụ.

Câu 7. Động từ là những từ không trả lời cho câu hỏi nào sau đây?

A. Cái gì?

B. Làm gì?

C. Thế nào?

D. Làm sao?

Đáp án: A

Giải thích:

Danh từ trả lời cho câu hỏi: Cái gì?

Câu 8. Nhận xét không đúng về “định”, “toan”, “đánh” là?

A. Trả lời câu hỏi: làm sao?

B. Trả lời câu hỏi: thế nào?

C. Đòi hỏi phải có động từ khác kèm phía sau

D. Không cần kèm phía sau

Đáp án: C

Giải thích:

Bản thân các từ là động từ, có trường hợp không cần động từ đi kèm phía sau.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm danh từ

Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm động từ

Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm tính từ

Trắc nghiệm Lý thuyết về các thành phần chính của câu

Trắc nghiệm Lý thuyết về so sánh

Trắc nghiệm Cô gió mất tên

Đánh giá

0

0 đánh giá