25 câu Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Bài học đường đời đầu tiên sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Bài học đường đời đầu tiên

D.1. Vài nét về tác giả Tô Hoài

Câu 1. Tô Hoài viết văn từ khi nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

C. Trong kháng chiến chống Mỹ

D. Khi đất nước thống nhất

Đáp án: A

Giải thích:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 2. Đâu là nhận xét đúng về những sáng tác của Tô Hoài?

A. Ông sáng tác rất ít nhưng đó đều là những tác phẩm tạo nên tiếng vang

B. Ông viết nhiều tác phẩm nhưng chỉ thiên về thơ

C. Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.

Câu 3. Tô Hoài được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 1998

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Câu 4. Đâu là tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài?

A. Vượt thác

B. Quê hương

 C. Con cáo và chùm nho

D. Dế mèn phiêu lưu kí

Đáp án: D

Giải thích:

Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm tiêu biểu của Tô Hoài.

Câu 5. Địa danh nào sau đây là quê hương của Tô Hoài? 

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Hà Nội

D. Hải Dương

Đáp án: C

Giải thích:

Tô Hoài quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Câu 6. Tên khai sinh của Tô Hoài là gì? 

A. Nguyễn Sen

B. Nguyễn Tuân

C. Nguyễn Huy Tưởng

D. Nguyễn Siêu

Đáp án: A

Giải thích:

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen

Câu 7. Đâu là năm sinh, năm mất của Tô Hoài?

A. 1910 - 2000

B. 1920 - 2014

C. 1930 - 2015

D. 1940 - 2020

Đáp án: B

Giải thích:

Tô Hoài (1920-2014)

D.2. Tìm hiểu chung về Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Du

C. Tô Hoài

D. Phạm Tiến Duật

Đáp án: C

Giải thích:

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài

Câu 2. Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

A. Đất rừng phương Nam

B. Quê ngoại

C. Dế Mèn phiêu lưu kí

D. Tuyển tập Tô Hoài

Đáp án: C

Giải thích:

“Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 3. Ai là nhân vật chính của truyện?

A. Dế Mèn

B. Dế Choắt

C. Gọng Vó

D. Chị Cốc

Đáp án: A

Giải thích:

Dế Mèn là nhân vật chính của truyện

Câu 4. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm trong phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

 “Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

Câu 5. Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

A. Tự tin, dũng cảm

B. Tự phụ, kiêu căng

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người

D. Hung hăng, xốc nổi

Đáp án: B

Giải thích:

Tự phụ, kiêu căng là tính cách của Dế Mèn được thể hiện qua đoạn trích.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bài học đường đời đầu tiên?

A. Truyện viết cho thiếu nhi

B. Truyện viết về loài vật

C. Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người

D. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Đáp án: C

Giải thích:

Truyện không nhằm mục đích chế giễu loài người mà nhằm giáo dục trẻ em.

Câu 7. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn)

B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt)

C. Ngôi thứ ba (chị Cốc)

D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt)

Đáp án: A

Giải thích:

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất

Câu 8. Truyện viết về đối tượng nào?

A. Đồ vật

B. Con vật

C. Thiên nhiên

D. Con người

Đáp án: B

Giải thích:

Truyện viết về con vật

Câu 9. Nội dung chính của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" là gì?

A. Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

B. Tính nết xốc nổi dẫn đến hậu quả của Dế Mèn

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Câu 10. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"?

A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

C. Ngôn ngữ bác học điêu luyện

D. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngôn ngữ bác học điêu luyện không phải nghệ thuật của đoạn trích này.

D.3. Phân tích chi tiết Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1. Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt

B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Đáp án: A

Giải thích:

Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

Câu 2. Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

A. Gọi bạn là chú mày

B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Đáp án: A

Giải thích:

Dế Mèn thể hiện sự khinh thường bạn khi gọi bạn là chú mày

Câu 3. Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Dế Mèn bị phá tổ

B. Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn

C. Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ

D. Dế Choắt chết

Đáp án: D

Giải thích:

Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt

Câu 4. Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình

Đáp án: C

Giải thích:

Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình”

Câu 5. Trước cái chết của Dế Choắt, thái độ của Dế Mèn?

A. Buồn thương, sợ hãi

B. Buồn thương và ăn năn hối hận

C. Than thở, buồn phiền

D. Nghĩ ngợi, cảm động

Đáp án: B

Giải thích:

Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn buồn thương và ăn năn hối hận

Câu 6. Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?

A. Nghệ thuật miêu tả

B. Nghệ thuật kể chuyện

C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ

D. Nghệ thuật tả người

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật miêu tả khiến người đọc hình dung ra được tính cách, hoạt động của các nhân vật thông qua việc miêu tả sinh động, cách kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên

Câu 7. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Các nhân vật trong truyện Bài học đường đời đầu tiên được nhân hóa nên có tiếng nói, có tính cách, hoạt động như con người, khiến truyện trở nên sinh động, hấp dẫn

Câu 8. Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài học đường đời đầu tiên miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, cuối cùng cũng hối hận và rút ra được bài học cho mình.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là đoạn trích kể về bài học đầu tiên Dế Mèn học được khi bắt đầu đi phiêu lưu, khám phá thế giới xung quanh.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Ôn tập trang 79, 80

Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên

Trắc nghiệm Giọt sương đêm

Trắc nghiệm Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 96

Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm danh từ

Đánh giá

0

0 đánh giá