28 câu Trắc nghiệm Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…" lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…" sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

C.6. Vài nét về tác giả Bùi Mạnh Nhị

Câu 1. Học vị của tác giả Bùi Mạnh Nhị là?

A. Thạc sĩ

B. Tiến sĩ

C. Cử nhân

Đáp án: B

Giải thích:

- Học vị của tác giả Bùi Mạnh Nhị là Tiến sĩ khoa học

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Bùi Mạnh Nhị?

A. Sen tháp Mười

B. Bài thơ không năm tháng

C. Phương ngôn Việt Nam

D. Nỗi oan hại chồng

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ không năm tháng – Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 3. Tác phẩm Sen Tháp Mười cuả Bùi Mạnh Nhị sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1977

B. 1978

C. 1979

D. 1980

Đáp án: D

Giải thích:

Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về chủ tịch Hồ Chí Minh).

Câu 4. Tác phẩm Phương ngôn Việt Nam của Bùi Mạnh Nhị thuộc thể loại nào?

A. Thơ

B. Truyện

C. 

D. Luận văn

Đáp án: D

Giải thích:

Phương ngôn Việt Nam (Luận văn cao học) – Bùi Mạnh Nhị

Câu 5. Bùi Mạnh Nhị được trao tặng danh hiệu nào?

Chọn đáp án không đúng:

A. Nhà giáo Ưu tú

B. Huân chương lao động hạng nhất

C. Nhà giáo Nhân dân

Đáp án: A

Giải thích:

Giải thưởng:

- Nhà giáo Ưu tú

- Huân chương lao động hạng nhất

Câu 6. Bùi Mạnh Nhị sinh năm bao nhiêu?

 A. 1955

B. 1956

C. 1957

D. 1958

Đáp án: A

Giải thích:

Bùi Mạnh Nhi sinh năm 1955.

Câu 7. Bùi Mạnh Nhị quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Nam Định

C. Nghệ An

D. Quảng Bình

Đáp án: B

Giải thích:

Quê hương: Nam Định

Câu 8. Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường đại học nào dưới đây?

A. Đại học Sư phạm Hà Nội

B. Đại học Hà Nội

C. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

D. Đại học Giáo dục

Đáp án: C

Giải thích:

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 9. Nội dung sau về tác giả Bùi Mạnh Nhị đúng hay sai?

“Ông còn là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Bùi Mạnh Nhị còn là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam

Câu 10. Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là?

A. Giáo sư

B. Phó giáo sư

C. Thạc sĩ

D. Cử nhân

Đáp án: B

Giải thích:

- Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là Phó giáo sư.

C.7. Tìm hiểu chung về Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

Câu 1. Tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Bùi Mạnh Nhị

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: C

Giải thích:

Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”của tác giả Bùi Mạnh Nhị.

Câu 2. Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” được trích từ:

A. Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

B. Phân tích tác phẩm văn học dân gian

C. Văn học dân gian Việt Nam

D. Phân tích văn học Việt Nam

Đáp án: A

Giải thích:

Xuất xứ: Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng…” là phương thức nào?
A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Tự sự

Đáp án: A

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Ca dao, dân ca Việt Nam có những bài diễn tả tình yêu quê hương đất nước, con người thật bình dị mà sâu sắc đến khó ngờ. Bài ca dao sau đây là một trường hợp như thế:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” – Bùi Mạnh Nhị)

A. Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

B. Giới thiệu bài ca dao

C. Phân tích cái hay của bài ca dao

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu bài ca dao

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Bài ca dao gây ấn tượng đặc biệt ngay từ những dòng thơ đầu. Những dòng thơ này khác dòng thơ bình thường, được kéo dài, tới 12 tiếng. Không những thế, hai dòng thơ lại dùng nhiều biện pháp tu từ như là phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông), điệp từ, điệp ngữ…

[..] Rằng: cánh đồng đã tươi đẹp đáng yêu, em còn tươi đẹp đáng yêu hơn nhiều lần! Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm đôi lứa – một cách bày tỏ tình cảm với người thương yêu thật kín đáo, tế nhị.

(Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” – Bùi Mạnh Nhị)

A. Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

B. Giới thiệu bài ca dao

C. Phân tích cái hay của bài ca dao

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Phân tích cái hay của bài ca dao

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên thiết tha, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

A. Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

B. Giới thiệu bài ca dao

C. Phân tích cái hay của bài ca dao

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ca dao

Câu 7. Tác phẩm Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” ca ngợi điều gì?

A. Đức tính cần cù của người nông dân.

B. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam

C. Vẻ đẹp con người Việt Nam

D. Vẻ đẹp của những cánh đồng lúa

Đáp án: B

Giải thích:

Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.

Câu 8. Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”:

A. Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

B. Lí luận sắc bén

C. Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng

Đáp án: A

Giải thích:

Nghệ thuật:

Văn bản nghị luận lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

C.8. Phân tích chi tiết Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

Câu 1. Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

A. Phép đối xứng

B. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng

C. Điệp từ.

D. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Đáp án: D

Giải thích:

Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ trên.

Câu 2. Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cô gái trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

A. Tấm lụa đào

B. Bánh trôi nước

C. Hạt mưa sa

D. Chẽn lúa đòng đòng

Đáp án: D

Giải thích:

Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”.

Câu 3. Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... có tác dụng gì?

A. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

B. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái 

C. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Đáp án: A

Giải thích:

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” có tác dụng thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái.

Câu 4. Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, điều gì đã làm nên sự mênh mông cho cảnh vật thiên nhiên?

A. Cánh đồng vàng ươm

B. Sự nhỏ bé của con người

C. Những bông lúa phất phơ trong gió

D. Nắng vàng rải đều trên cánh đồng

Đáp án: B

Giải thích:

Chính con người nhỏ bé đã làm nên sự mênh mông cho cánh đồng, cho cảnh vật thiên nhiên.

Câu 5. Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

A. Cô gái

B. Chàng trai

C. Đứa trẻ

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

Tác giả khẳng định bài thơ có thể là lời của cô gái hoặc chàng trai.

Câu 6. Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, từ ngữ nào được tác giả nhắc đến khi thể hiện cảm xúc với bài ca dao?

A. Bâng khuâng

B. Tự hào

C. Yêu mến

D. Buồn bã 

E. Xao xuyến

Đáp án: A, E

Giải thích:

Câu cuối văn bản: Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi…

Câu 7. Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Đáp án: 

Trình tự đúng:

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

- Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Câu 8. Các từ “ni”, “tê” trong hai câu ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông thuộc từ ngữ địa phương khu vực nào?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung  

C. Miền Nam

Đáp án: B

Giải thích:

Các từ “ni”, “tê” thuộc phương ngữ miền Trung.

Câu 9. Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cái hồn của cảnh vật thiên nhiên trong bài ca dao được tạo nên từ chính những bông lúa chín, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Theo tác giả, con người mới chính là “cái hồn” của bức tranh thiên nhiên.

Câu 10. Đâu là tính từ chính xác dùng để nói về hình ảnh cô gái và cánh đồng trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

A. Tươi sáng, sinh động

B. Rực rỡ, náo nhiệt

C. Ồn ào, đông đúc

Đáp án: A

Giải thích:

Tươi sáng, sinh động là từ ngữ đúng nhất để chỉ bức tranh trong bài.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Việt Nam quê hương ta

Trắc nghiệm Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 67

Trắc nghiệm Lý thuyết về điệp từ, điệp ngữ

Trắc nghiệm Lý thuyết về nghĩa của từ

Trắc nghiệm Hoa bìm

Đánh giá

0

0 đánh giá