20 câu Trắc nghiệm Hoa bìm lớp 6 - Chân trời sáng tạo

246

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Hoa bìm sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Hoa bìm

C.11. Vài nét về tác giả Nguyễn Đức Mậu

Câu 1. Hiện tại, Nguyễn Đức Mậu đang sống ở đâu?

A. Hà Nam

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Nam Định

D. Hà Nội

Đáp án: D

Giải thích:

Hiện tại, Nguyễn Đức Mậu đang sống cùng gia đình tại Hà Nội

Câu 2. Tác phẩm Thơ người ra trận của Nguyễn Đức Mậu sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1971

B. 1972

C. 1973

D. 1974

Đáp án: A

Giải thích:

Tác phẩm Thơ người ra trận của Nguyễn Đức Mậu sáng tác năm 1971.

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Nguyễn Đức Mậu?

A. Con đường rừng không quên

B. Ở phía rừng Lào

C. Tướng và lính

D. Việt Nam quê hương ta

Đáp án: D

Giải thích:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Câu 4. Tác phẩm Chí Phèo mất tích của Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện vừa

C. Tiểu thuyết

D. Thơ

Đáp án: C

Giải thích:

Tiểu thuyết Chí Phèo mất tích.

Câu 5. Nguyễn Đức Mậu nhận được Giải thưởng văn học Asean năm bao nhiêu?

A. 2000

B. 2001

C. 2002

D. 2003

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Đức Mậu nhận được Giải thưởng văn học Asean năm 2000.

Câu 6. Nguyễn Đức Mậu quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Nam Định

C. Nghệ An

D. Quảng Bình

Đáp án: B

Giải thích:

Quê hương: Nam Định

Câu 7. Nguyễn Đức Mậu nhập ngũ năm bao nhiêu?

A. 1966

B. 1967

C. 1968

D. 1969

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyễn Đức Mậu nhập ngũ năm 1966.

Câu 8. Nội dung sau về tác giả Nguyễn Đức Mậu đúng hay sai?

“Ông từng chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Cam-pu-chia”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Ông từng chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Lào.

Câu 9. Nguyễn Đức Mậu từng theo học trường nào dưới đây?

A. Trường Dục Thanh

B. Trường Thăng Long

C. Trường Nguyễn Tất Thành

D. Trường viết văn Nguyễn Du

Đáp án: D

Giải thích:

- Nguyễn Đức Mậu từng theo học trường viết văn Nguyễn Du.

Câu 10. Bút danh nào dưới đây không phải của Nguyễn Đức Mậu?

A. Nguyễn Đức Mậu

B. Hương Hải Hưng

C. Cao Trung

D. Hà Nam Ninh

Đáp án: C

Giải thích:

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông thường sử dụng bút danh Nguyễn Đức Mậu, Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh.

C.12. Tìm hiểu chung về Hoa bìm

Câu 1. Tác phẩm Hoa bìm của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đình Thi

C. Bùi Mạnh Nhi

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: D

Giải thích:

Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu

Câu 2. Hoa bìm được in trong:

A. Bài thơ Hắc Hải

B. Thơ lục bát

C. Dòng sông trong xanh

D. Đất nước

Đáp án: B

Giải thích:

Xuất xứ: Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.

Câu 3. Tác phẩm Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu thuộc thể loại nào?

A. Truyện vừa

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Thơ

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ Hoa bìm - Nguyễn Đức Mậu

Câu 4. Bài thơ Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ 6 chữ

B. Thơ 7 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Đáp án: C

Giải thích:

Thể thơ lục bát.

Câu 5. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ Hoa bìm của Nguyễn Đức Mậu?

A. Biểu cảm, tự sự

B. Tự sự, miêu tả

C. Miêu tả, nghị luận

D. Biểu cảm, miêu tả

Đáp án: D

Giải thích:

Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Rung rinh bờ giậu hoa bìm
Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu)

A. Tuổi thơ cơ cực của tác giả

B. Nỗi niềm của tác giả

C. Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm

D. Những kỉ niệm của nhà thơ gắn với hoa bìm

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm

Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Có con chuồn ớt lơ ngơ
Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai
Có cây hồng trĩu cành sai
Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim
Có con mắt lá lim dim
Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây
Bến quê nước đục sông gầy
Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ
Cánh bèo con nhện giăng tơ
Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen
Có ri ri tiếng dế mèn
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu)

A. Tuổi thơ cơ cực của tác giả

B. Tình yêu mến với vẻ đẹp quê hương

C. Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm

D. Những sự vật và kỉ niệm gắn với hoa bìm

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Những sự vật và kỉ niệm gắn với hoa bìm

Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Hoa bìm tim tím đong đưa
Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?

(Hoa bìm – Nguyễn Đức Mậu)

A. Tuổi thơ cơ cực của tác giả

B. Giới thiệu vẻ đẹp của giậu hoa bìm

C. Nỗi niềm của tác giả

D. Những sự vật và kỉ niệm gắn với hoa bìm

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Nỗi niềm của tác giả.

Câu 9. Nội dung chính của bài thơ Hoa bìm là gì?

A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

B. Bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động. Bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương.

C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

D. Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Bài thơ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động và bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả với quê hương.

Câu 10. Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Hoa bìm?

A. Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

B. Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

C. Giọng điệu tâm tình, mượt mà

D. Lí luận sắc bén, chặt chẽ

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

- Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê

- Giọng điệu tâm tình, mượt mà

C.13. Phân tích chi tiết Hoa bìm

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về nghĩa của từ

Trắc nghiệm Hoa bìm

Trắc nghiệm Làm một bài thơ lục bát

Trắc nghiệm Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Trắc nghiệm Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Trắc nghiệm Ôn tập trang 79, 80

Đánh giá

0

0 đánh giá