31 câu Trắc nghiệm Việt Nam quê hương ta lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Việt Nam quê hương ta sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Việt Nam quê hương ta

C.3. Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi

Câu 1. Tiểu thuyết nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Đình Thi?

A. Xung kích

B. Vỡ bờ

C. Thu đông năm ấy

D. Số đỏ

Đáp án: D

Giải thích:

Tiểu thuyết Số đỏ của tác giả Vũ Trọng phụng

Câu 2. Tiểu luận của tác giả Nguyễn Đình Thi là:

A.  Nhận đường

B. Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn hóa Việt Nam

C. Nói chuyện thơ ca kháng chiến

D. Quyền sống con người trong “Truyện Kiều”

Đáp án: A

Giải thích:

Tiểu luận Nhận đường (Nguyễn Đình Thi)

Câu 3. Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1958

B. 1959

C. 1960

D. 1961

Đáp án: A

Giải thích:

Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi sáng tác năm 1958.

Câu 4. Tác phẩm kịch nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Đình Thi?

A. Con nai đen

B. Hoa và Ngần

C. Giấc mơ

D. Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Đáp án: D

Giải thích:

  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Câu 5. Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Đình Thi đúng hay sai?

“Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

  • Đúng
  • Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng”.

Câu 6. Nguyễn Đình Thi sinh ra ở đâu?

A. Hà Nội

B. Luông Pha Băng

C. Viêng Chăn

D. Băng Cốc

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyễn Đình Thi sinh ra tại thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

Câu 7. Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Đình Thi đúng hay sai?

Nguyễn Đình Thi vừa tham gia văn nghệ vừa tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ của Đảng.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

  • Đúng
  • Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng”.

Câu 8. Công việc nào không đúng khi nói về tác giả Nguyễn Đình Thi?

A. Sáng tác nhạc

B. Làm thơ

C. Viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình

D. Họa sĩ

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

Câu 9. Phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi là:

A. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

B. Thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

C. Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén. Mang màu sắc trữ tình chính luận.

D. Thơ mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi.

Đáp án: A

Giải thích:

Thơ Nguyễn Đình Thi tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

Câu 10. Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi có đặc điểm gì?

A. Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

B. Phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

C. Những truyện không có cốt truyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Câu 11. Tác phẩm nào dưới đây không phải là thơ của Nguyễn Đình Thi?

A. Tia nắng

B. Dòng sông trong xanh

C. Chuyện cổ tích về loài người

D. Bài thơ Hắc Hải

Đáp án: C

Giải thích:

Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh

C.4. Tìm hiểu chung về Việt Nam quê hương ta

Câu 1. Tác phẩm Việt Nam quê hương ta của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đình Thi

C. Bùi Mạnh Nhi

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: B

Giải thích:

Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Câu 2. Việt Nam quê hương ta được trích từ tác phẩm nào?

A. Bài thơ Hắc Hải

B. Người chiến sĩ

C. Dòng sông trong xanh

D. Đất nước

Đáp án: A

Giải thích:

Việt Nam quê hương ta được trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải.

Câu 3. Trường ca Bài thơ Hắc Hải được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1957

B. 1958

C. 1959

D. 1960

Đáp án: B

Giải thích:

Trường ca Bài thơ Hắc Hải được sáng tác năm 1958

Câu 4. Bài thơ Việt Nam quê hương ta sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thơ 6 chữ

B. Thơ 7 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Đáp án: C

Giải thích:

Thể thơ lục bát.

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

A. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

B. Vẻ đẹp con người Việt Nam

C. Vẻ đẹp cánh đồng Bắc Bộ

D. Vẻ đẹp bầu trời Việt Nam

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

A. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

B. Vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

C. Vẻ đẹp cánh đồng Bắc Bộ

D. Vẻ đẹp lịch sử của Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích:

Vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

Câu 7. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

A. Biểu cảm, tự sự

B. Tự sự, miêu tả

C. Miêu tả, biểu cảm

D. Nghị luận, miêu tả

Đáp án: C

Giải thích:

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm, miêu tả

Câu 8. Nội dung chính của bài thơ Việt Nam quê hương ta?

A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.

B. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.

C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

D. Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Đáp án: D

Giải thích:

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương, đất nước.

Câu 9. Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Việt Nam quê hương ta?

A. Thể thơ lục bát gần gũi, uyển chuyển

B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

C. Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca

D. Từ ngữ tự nhiên, gần gũi với đời thường

Đáp án: B

Giải thích:

Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi, uyển chuyển

- Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca

- Từ ngữ tự nhiên, gần gũi với đời thường

Câu 10. Em hãy sắp xếp các khổ thơ dưới đây theo đúng trình tự bài thơ 

Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi:

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

 

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Đáp án: 

Bài thơ Việt Nam quê hương ta:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

C.5. Phân tích chi tiết Việt Nam quê hương ta

Câu 1. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu thơ:

Việt Nam (…) ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

A. Tổ quốc

B. Đất nước

C. Non sông

D. Gấm vóc

Đáp án: B

Giải thích:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Câu 2. Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên đặc trưng Việt Nam được nhắc đến trong bài Việt Nam quê hương ta?

A. Đồi núi

B. Cánh cò

C. Sông nước

D. Đồng lúa

Đáp án: C

Giải thích:

Sông nước là hình ảnh không có trong bài thơ.

Câu 3. Đâu là tên dãy núi được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

A. Bạch Long Vỹ

B. Bạch Mã 

C. Ba Vì

D. Trường Sơn

Đáp án: D

Giải thích:

Dãy núi Trường Sơn được nhắc đến trong bài

Câu 4. Tính từ nào đúng nhất khi nói về bức tranh thiên nhiên trong bài Việt Nam quê hương ta?

A. Ồn ào, náo nhiệt

B. Tươi đẹp, yên bình 

C. Đông vui, tấp nập

D. Rực rỡ, tốt tươi

Đáp án: B

Giải thích:

Bức tranh thiên nhiên trong bài hiện lên với sự tươi đẹp và yên bình

Câu 5. Đâu không phải đức tính của người Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ Việt Nam quê hương ta?

A. Hiền lành

B. Chăm chỉ

C. Khôn khéo

D. Thủy chung

Đáp án: C

Giải thích:

“Khôn khéo” là từ ngữ không xuất hiện trong bài thơ khi nói về con người.

Câu 6. Câu thơ “Tay người như có phép tiên” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Liệt kê

D. Điệp từ

Đáp án: B

Giải thích:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh: Tay người như có phép tiên.

Câu 7. Các hình ảnh "chịu nhiều thương đau", "áo nâu nhuộm bùn." trong bài thơ Việt Nam quê hương ta thể hiện sự hiền lành, thủy chung của con người Việt Nam, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Các hình ảnh trên thể hiện sự chịu thương, chịu khó của người Việt Nam

Câu 8. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Việt Nam quê hương ta miêu tả vẻ đẹp của vùng nào trên đất nước ta?

A. Thành thị

B. Nông thôn

Đáp án: B

Giải thích:

Cảnh vật được miêu tả là bức tranh nông thôn.

Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Đất nghèo nuôi những anh hùng”?

A. Liệt kê

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

Đáp án: B

Giải thích:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa “đất nuôi những anh hùng”.

Câu 10. Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện sự tài năng của con người Việt Nam?

A. Chịu nhiều thương đau

B. Trăm nghề trăm vùng

C. Nuôi những anh hùng

D. Dệt thơ trên tre

E. Đạp quân thù xuống đất đen

Đánh giá

0

0 đánh giá