Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Danh từ, cụm danh từ là gì? Bài tập ví dụ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Ngữ văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Danh từ, cụm danh từ là gì? Bài tập ví dụ
1. Danh từ, Cụm danh từ là gì?
Danh từ là từ thường được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm. Đây là một trong những loại từ thông dụng nhất của Tiếng Việt. Danh từ luôn thay đổi và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người trong quá trình giao tiếp.
Cụm danh từ là sự kết hợp danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Danh từ khi hoạt động trong câu phải có nội dung ý nghĩa đầy đủ thì ta mới hiểu được chính xác người nói muốn nói gì. Muốn vậy ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ nhưng nó hoạt động như một danh từ.
Cấu tạo của cụm danh từ: Cấu trúc của cụm danh từ đầy đủ gồm 3 phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: Các bông hoa, con đường này, ngày hôm qua,...
Một số ví dụ về cụm danh từ:
- Cả hai vị thần đều xin cưới Mị Nương.
- Cả một trăm người con đều khoẻ mạnh.
Trong tiếng Việt, ranh giới giữa từ và cụm từ nhiều lúc rất khó xác định. Khi gặp những trường hợp cần xem xét, ta lưu ý đến những điểm sau:
- Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ không thể xem một tiếng nào vào giữa, còn cụm danh từ có cấu tạo lỏng, ta có thể xen thêm từ vào giữa mà ý nghĩa vẫn không đổi. Ví dụ: "cha, ông đều chưa về" thì có thể đổi câu thành: " Cả cha và ông đều chưa về". Như vậy, cụm danh từ xuất hiện trong câu là: "Cả cha và ông"
2. Bài tập về danh từ, cụm danh từ
Bài 1: Em hãy tìm các danh từ có trong đoạn văn sau:
Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cành ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
Trả lời: Các danh từ có trong đoạn văn là:
- Danh từ chỉ người: lũ trẻ, dân chài.
- Danh từ chỉ vật: đàn, vườn, ngọc lan, nền đất, đường, thuyền, giấy, nước mưa, lưới, cá, hoa mười giờ, lối đi, hồ, bóng, chim bồ câu, nhà.
- Danh từ chỉ đơn vị: tiếng, cánh, chiếc, vũng, các, con, mái.
- Danh từ riêng: Hồ Tây.
Bài 2: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
"Con gà cục tác là chanh"
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Trả lời: Các danh từ trừu tượng trong bài là: Tuổi thơ, cổ tích, lời mẹ, màu, thời gian.
Bài 3: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau:
Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sớm tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.
Trả lời: Các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông, Cụ.
Một số bài tập về cụm danh từ như sau:
Bài 4: Đọc đoạn văn sau và tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn:
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải chịu tội.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 1: Truyện đồng thoại là gì?
Câu 2: Nêu đặc trưng cơ bản của truyện đồng thoại.
Câu 7: Tác dụng của cụm từ (danh từ, động từ, tính từ) trong câu.
Câu 1: Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.
Câu 3: Nêu những nét khái quát về tác giả Tô Hoài.
Câu 6: Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 7: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là?
Câu 8 Văn bản được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.
Câu 9: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Mèn.
Câu 10: Hãy liệt kê các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, hành động của nhân vật Dế Choắt?
Câu 16: Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?
Câu 3: Văn bản “Giọt sương đêm” thuộc thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Giọt sương đêm” là?
Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Giọt sương đêm và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 6: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?
Câu 7: Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?
Câu 10: Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?
Câu 1: Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” thuộc thể loại nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là?
Câu 3: Nêu bố cục của văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 4: Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 6: Em cảm nhận thế nào về tình cha con trong văn bản?
Câu 10: Tóm tắt văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”.
Câu 1: So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.
Câu 4: Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:
Câu 1: Văn bản “Cô gió mất tên” thuộc thể loại nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô gió mất tên” là?
Câu 3: Nêu bố cục của văn bản “Cô gió mất tên” và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 4: Văn bản “Cô gió mất tên” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 5: Chỉ ra những đặc điểm của thể loại đồng thoại được thể hiện trong văn bản Cô gió mất tên.
Câu 6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua văn bản này là gì?
Câu 7: Tóm tắt nội dung chính trong văn bản “Cô gió mất tên”.
Câu 4: Theo em mục đích để viết một bài văn kể lại một trải nghiệm là gì?
Câu 5: Hãy lập dàn ý cho bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ nhất của em.
Câu 1: Trước khi nói về một trải nghiệm của bản thân, chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Câu 1: Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở)
Câu 5: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.