Việt Nam quê hương ta: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 3 15.1 K 52

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Việt Nam quê hương ta thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, gồm 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Việt Nam quê hương ta Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Việt Nam quê hương ta Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 6:

 Việt Nam quê hương ta: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý (ảnh 1)

Tác giả tác phẩm Việt Nam quê hương ta - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả

- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam hiện đại.

- Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Luông Pra Băng, nước Lào nhưng quê gốc ở Vũ Thạch - Hà Nội.

- Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, chăm ngoan và hiếu học. Ông đặc biệt thích học và nghiên cứu rất kỹ môn Triết học cũng như chủ nghĩa Mác.

- Năm 1940, sau khi tốt nghiệp Tú tài ông bắt đầu tham gia vào con đường cách mạng và trở thành thành viên của Hội Văn hoá Cứu quốc. Từ đây tinh thần yêu nước trong ông càng mạnh mẽ hơn.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ của ông rất giản dị, giàu tính triết lý nhưng cũng không kém phần lắng đọng. Những bài thơ của ông thường viết về tình yêu quê hương, đất nước, con người cùng với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc.

- Tác phẩm chính:

+ Thơ: Người chiến sỹ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1985),…

+ Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)…

+ Kịch: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Rừng trúc (1978),…

+ Bài hát: Người Hà Nội và Diệt phát xít.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải sáng tác 1955 – 1958 (nguồn: Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

4. Bố cục (2 phần): 

- Khổ 1: Vẻ đẹp thiên nhiên

- Khổ 2,3,4,5: Vẻ đẹp con người

5. Giá trị nội dung: Qua vẻ đẹp cảnh sắc và vẻ đẹp con người, ta thấy được tình cảm tự hào, tình yêu nước của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, âm điệu vừa nhẹ nhàng, bay bổng vừa sôi nổi, trầm hùng.

- Bài thơ giàu hình ảnh với biện pháp tu từ ẩn dụ, những tính từ, động từ gợi cảm,…

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Vẻ đẹp thiên nhiên

- Tiếng gọi thân thương: Việt Nam đất nước ta ơi

- Cảnh sắc quê hương:

+ Từ láy mênh mông + Ẩn dụ biển lúa: Tô đậm sự trù phú, rộng lớn của nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam.

+ Trích dẫn từ ca dao cánh cò bay lả + từ láy rập rờn: Hình ảnh những đàn cò nối tiếp nhau bay lượn trên những đồng ruộng bao la.

+ Đỉnh Trường Sơn cao chót vót, bao quanh bởi mây mờ.

→ Khung cảnh mở ra về một đất nước thanh bình, ấm no.

2. Vẻ đẹp con người

Mặt người vất vả in sâu: Sự vất vả, cần cù trong lao động của những con người lao động.

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lênđạp quân thù xuống đất đen: Sự kiên cường, mạnh mẽ, anh hùng trong chiến đấu.

- Sự giản dị áo nâu nhuộm bùn, hiền lành, chân thật khi súng gươm vứt bỏ.

- Sự thủy chung yêu ai yêu trọn tấm tình, khéo lẽo chăm chỉ tay người như có phép tiên/trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

 

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

4

2 đánh giá

1
1
Tải xuống