23 câu Trắc nghiệm Ôn tập trang 58 tập 1 lớp 6 - Chân trời sáng tạo

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ôn tập trang 58 tập 1 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 23 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ôn tập trang 58 tập 1

Câu 1. Yếu tố góp phần vào chiến thắng của em bé thông minh là gì?

A. Năng lực trí tuệ

B. Hiểu biết

C. Nhạy cảm

D. Kinh nghiệm

Đáp án: A

Giải thích: Chiến thắng của em bé thông minh dựa vào năng lực trí tuệ

Câu 2. Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí thông minh của ai?

A. Trẻ em

B. Dân tộc

C. Nhân vật em bé trong truyện

D. Nhân dân lao động

Đáp án: D

Câu 3. Truyện Em bé thông minh được kể theo lời kể của ai?

A. Nhân vật em bé

B. Viên quan

C. Nhà vua

D. Người kể chuyện giấu mặt

Đáp án: D

Câu 4. Tiếng cười trong truyện Em bé thông minh mang ý nghĩa gì?

A. Đả kích, phê phán quan lại, vua chúa

B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính và niềm vui sướng trước chiến thắng của các nhân vật

C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động

D. 3 ý kiến trên

Đáp án: C

Câu 5. Cái hay trong truyện cổ tích Em bé thông minh được tạo nên bởi?

A. Xây dựng nhân vật

B. Phóng đại

C. Tạo tình huống bất ngờ, xâu chuỗi sự kiện

D. Đối lập

Đáp án: C

Câu 6. Yếu tố thần kì đóng vai trò thế nào trong kho tàng truyện cổ tích?

A. Trong tất cả truyện cổ tích

B. Trong đa số truyện cổ tích

C. Trong một số ít truyện cổ tích

D. Không có trong bất cứ truyện nào

Đáp án: B

Giải thích: Đa số các truyện cổ tích đều sử dụng yếu tố thần kì làm yếu tố giúp truyện sinh động, hấp dẫn

Câu 7. Mục đích chính của việc tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích nhằm?

A. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội

B. Giúp trừng trị cái ác tốt hơn

C. Nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội

D. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện

Đáp án: D

Giải thích: Các yếu tố kì ảo trong truyện góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho chuyện

Câu 8. Tại sao tác giả dân gian không miêu tả chi tiết nhân vật Sọ Dừa

A. Vì truyện có quá nhiều tình tiết khác hấp dẫn

B. Dung lượng của truyện cổ tích không cho phép miêu tả kĩ về nhân vật

C. Nhân vật có tên riêng nhưng đại diện cho một loại người

D. Nhân vật có bề ngoài không mấy đặc biệt

Đáp án: C

Giải thích: Nhân vật Sọ Dừa không được miêu tả chi tiết vì Sọ Dừa đại diện cho kiểu nhân vật người có hình dạng xấu xí

Câu 9. Truyện cổ tích, cái thiện luôn được khẳng định, đề cao, người hiền lành có thể gặp nhiều thiệt thòi xong cuối cùng vẫn có được cuộc sống hạnh phúc là kết thúc thế nào?

A. Kết thúc có hậu

B. Kết thúc bất ngờ

C. Kết thúc đúng thực tế

D. Kết thúc không thực tế

Đáp án: A

Giải thích: Hầu hết kết thúc của truyện cổ tích đều là kết thúc có hậu

Câu 10. Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho kiểu người nào trong xã hội?

A. Kiểu người bị bóc lột

B. Kiểu người chịu nhiều bất hạnh

C. Kiểu người gặp nhiều may mắn

D. Kiểu người bị hắt hủi, coi thường

Đáp án: B

Giải thích: Sọ Dừa đại diện cho kiểu người chịu nhiều bất hạnh

Câu 11. Truyện cổ tích Em bé thông minh ca ngợi những con người thông minh, hiểu biết và linh hoạt

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 12. Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?

A. Nhà vua

B. Em bé

C. Viên quan

D. Hai cha con em bé

Đáp án: B

Câu 13. “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh

B. Nhân vật thông minh

C. Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi

D. Nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp, bên ngoài xấu xí

Đáp án: B

Câu 14. Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

A. Nhờ may mắn và tinh ranh

B. Nhờ sự trợ giúp của thần linh

C. Nhờ được nhà vua yêu mến

D. Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Đáp án: D

Câu 15. Tại sao cô Út bằng lòng lấy nhân vật Sọ Dừa?

A. Vì thương hại Sọ Dừa

B. Biết Sọ Dừa khôi ngô, tuấn tú

C. Hiểu và coi trọng giá trị bên trong của Sọ Dừa

D. Cảm nhận được tương lai tốt đẹp của Sọ Dừa

Đáp án: C

Giải thích: Cô Út bằng lòng lấy nhân vật Sọ Dừa vì cô hiểu và coi trọng giá trị bên trong của chàng

Câu 16. Khi cha mẹ mất, người anh đã chia tài sản với em và giành lấy phần nhiều hơn.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai vì: Khi cha mẹ mất, người anh đã giành hết tài sản và đuổi em ra khỏi nhà.

Câu 17. Tác phẩm Non-bu và Heng-bu thuộc thể loại truyền thuyết.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai vì: Tác phẩm Non-bu và Heng-bu thuộc thể loại truyện cổ tích.

Câu 18. Trong truyện Non-bu và Heng-bu không có nhân vật nào?

A. Vợ chồng Heng-bu

B. Vợ chồng Non-bu

C. Chằn tinh

D. Chim nhạn

Đáp án: C

Giải thích:

* Các nhân vật trong truyện Non-bu và Heng-bu là:

- Vợ chồng Heng-bu

- Vợ chồng Non-bu

- Chim nhạn

Câu 19. Vợ chồng Non-bu không phải là hai nhân vật chính của truyện Non-bu và Heng-bu.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng vì: Truyện Non-bu và Heng-bu có hai nhân vật chính là: Non-bu và Heng-bu.

Câu 20.  Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Kể lại một chuyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện.

Câu 21. Khi kể lại một chuyện cổ tích, người kể dùng ngôi thứ mấy?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Ngôi nào cũng được

Đáp án: C

Giải thích: Khi kể lại một chuyện cổ tích, người kể dùng ngôi thứ ba.

Câu 22. Khi kể lại truyện cổ tích chúng ta có thể sử dụng những gì?

A. Ngôn ngữ nói của mình

B. Hình ảnh

C. Tranh vẽ minh họa

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích: Khi kể lại một chuyện cổ tích, chúng ta dùng ngôn ngữ nói của mình và có thể sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để bài nói sinh động hơn.

Câu 23. Khi kể lại một chuyện cổ tích thì các sự việc:

A. Cần trình bày theo trình tự thời gian

B. Không cần trình bày theo trình tự thời gian

C. Trình bày theo sở thích của người kể

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Giải thích: Khi kể lại một chuyện cổ tích thì các sự việc cần trình bày theo trình tự thời gian.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Kể lại một truyện cổ tích trang 52

Trắc nghiệm Ôn tập trang 58 tập 1

Trắc nghiệm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Trắc nghiệm Việt Nam quê hương ta

Trắc nghiệm Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 67

Đánh giá

0

0 đánh giá