10 câu Trắc nghiệm Lý thuyết về lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 6 - Kết nối tri thức

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lý thuyết về lựa chọn trật tự từ trong câu sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lý thuyết về lựa chọn trật tự từ trong câu

Câu 1. Trật tự của câu văn dưới đây nhấn mạnh ý nào?

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên đi.

A.  Những kỉ niệm thơ ấu

B. Tôi sẽ không quên

Đáp án: A

Giải thích:

Trật tự câu văn nhấn mạnh vế đầu (những kỉ niệm thơ ấu)

Câu 2. Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.

B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.

C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.

D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.

Đáp án: C

Giải thích:

Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân => Cụm đứng trước là cụm từ chỉ hành động.

Câu 3. Trong các câu văn dưới đây, trật tự của câu nào thể hiện trình tự quan sát của người nói?

A. Đáng tội nghiệp nhất là hai cô không sầu tư, không có một nỗi chán nản gê gớm, nó xui ta cầu xin cái chết. (Xuân Diệu)

B. Rồi hắn tháo giày, quăng từng chiếc một vào xó nhà. (Nam Cao)

C. Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là vây cánh, hoặc là tay sai của nghị Hách cả. (Vũ Trong Phụng)

D. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... (Thạch Lam)

Đáp án: D

Giải thích:

Câu văn thể hiện trình tự quan sát: Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách...

Câu 4. Sắp xếp các cụm từ sau đây để được một câu có trật tự từ phù hợp:

- làm gì

- dù là đi đâu

- Sau một ngày

- thì đến cái giờ ấy

- bìm bịp ra khỏi tổ

- người ta cũng trở về nhà.

Đáp án: 

Sau một ngày, dù là đi đâu, làm gì, thì đến cái giờ ấy, bìm bịp ra khỏi tổ, người ta cũng trở về nhà. (Và tôi nhớ khói – Đỗ Bích Thúy)

Câu 5. Sắp xếp các cụm từ sau đây để được một câu có trật tự từ phù hợp:

-  trong

-  làm cây ổi

- Con muốn

- sân nhà cũ

- của con

Đáp án: 

Con muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ của con. (Con muốn làm một cái cây – Võ Thu Hương).

Câu 6. Trật tự từ trong câu thể hiện điều gì?

A. Thứ tự của sự vật, hiện tượng

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

C. Liên kết câu này với những câu khác trong văn bản.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Một câu chỉ có một cách sắp xếp trật tự từ, người viết cần tuân thủ theo cách đó, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Một câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ

Câu 8. Người nói cần dựa vào đâu để lựa chọn trật tự từ phù hợp?

A. Thời gian giao tiếp.

B. Yêu cầu của giao tiếp.

C. Chọn theo sở thích

D. Cả ba phương án trên

Đáp án: B

Giải thích:

Người nói cần dựa vào yêu cầu giao tiếp để lựa chọn trật tự từ phù hợp

Câu 9. Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian?

A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)

B. Ngọn khói mang theo một ước mơ thật bình dị (Đỗ Bích Thúy)

C. Con muốn làm một cái cây. (Võ Thu Hương)

D. Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau. (Phạm Thị Ngọc Diễm)

Đáp án: A

Giải thích:

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập thể hiện trước sau theo thời gian vì câu này tái hiện lại thứ tự xuất hiện các triều đại phong kiến của Việt Nam.

Câu 10. Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?

A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)

B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)

C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)

D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)

Đánh giá

0

0 đánh giá