10 câu Trắc nghiệm Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 - Kết nối tri thức

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 09 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Câu 1. Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, ...của đối tượng là nội dung cụ thể của phần nào trong kết cấu một bài văn thuyết minh?

A. Luận

B. Giải thích vấn đề

C. Thân bài

D. Tùy thèo sắp xếp của người viết

Đáp án: C

Câu 2. Cách nhận biết một đề văn là đề văn thuyết minh là gì?

A. Đề bài có chứa từ ngữ thể hiện mệnh lệnh, yêu cầu như từ "giới thiệu”, "thuyết minh"

B. Đề bài có chứa từ ngữ như từ "miêu tả”, "trình bày chi tiết"

C. Đề bài có chứa từ ngữ như từ "kể”, "tự sự"

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Câu 3. Phương pháp thuyết minh nào phù hợp với một bài văn thuyết minh?

A. Nêu định nghĩa, nêu ví dụ

B. Liệt kê, so sánh đối chiếu phân tích, phân loại, dùng số liệu

C. Mô tả sự vật, sự việc

D. Sử dụng phối hợp những phương pháp thuyết minh nêu trên

Đáp án: D

Câu 4. Đề văn nào sau đây không phải là đề văn thuyết minh?

A. Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, ...)

B. Giới thiệu một tập truyện

C. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

D. Miêu tả về cuộc sống hàng ngày quanh em

Đáp án: D

Câu 5. Đâu không phải đề tài phù hợp thuyết minh thuật lại một sự việc?

A. Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em.

B. Hội chợ sách.

C. Thuyết minh sông Cửu Long.

D. Lễ hội dân gian

Đáp án: C

Giải thích: Vì sông Cửu Long là một sự vật chứ không phải một sự việc.

Câu 6. Đâu không phải yếu tố cần trình bày trong phần thân bài của bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc?

A. Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

B. Những nhân vật tham gia sự kiện.

C. Giới thiệu sự kiện.

D. Các hoạt động chính trong sự kiện: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.

Đáp án: C

Giải thích:

Dàn ý của bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc:

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).

- Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

+ Những nhân vật tham gia sự kiện.

+ Các hoạt động chính trong sự kiện: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.

+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.

Câu 7. Đề văn thuyết minh nêu lên điều gì?

A. Nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.

B. Nêu các đối tượng để người làm bài miêu tả từng chi tiết về chúng.

C. Nêu các đối tượng để người làm bài bảo vệ các quan điểm đúng về chúng.

D. Nêu các đối tượng để người làm bài nói về cảm xúc chủ quan về chúng.

Đáp án: A

Câu 8. Để làm bài văn thuyết minh cần có những yêu cầu gì?

A. Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.

B. Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.

C. Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Để làm bài văn thuyết minh cần:

- Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó.

- Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp.

- Ngôn từ chính xác, dễ hiểu.

Câu 9. Bố cục một bài văn thuyết minh thường có những phần nào?

A. Đề, thực, luận, kết

B. Giới thiệu vấn đề, giải thích vấn đề, kết luận vấn đề.

C. Mở bài, thân bài, kết bài.

D. Bố cục tùy theo nhu cầu của người viết, không có quy định cụ thể.

Đánh giá

0

0 đánh giá