10 câu Trắc nghiệm Kể lại một truyền thuyết lớp 6 - Kết nối tri thức

440

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kể lại một truyền thuyết sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 09 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Kể lại một truyền thuyết

Câu 1. Kể lại một truyện truyền thuyết được hiểu là:

A. Học thuộc rồi kể lại

B. Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết đã nghe, đã học

C. Đọc lại văn bản SGK

D. Sáng tạo lại nội dung câu chuyện

Đáp án: B

Giải thích: Kể lại một truyện truyền thuyết là dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết đã nghe, đã học

Câu 2. “Khi kể lại một truyện truyền thuyết, em không cần bám sát các sự kiện chính của truyện” là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: - Sai vì: Khi kể lại một truyện truyền thuyết, em cần bám sát các sự kiện chính của truyện.

Câu 3. Khi kể lại một truyện truyền thuyết, em có thể kết hợp với những yếu tố nào để bài trình bày hấp dẫn, sinh động hơn?

A. Kết hợp với ngôn ngữ hình thể

B. Giọng kể linh hoạt

C. Sử dụng thiết bị hỗ trợ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Khi kể lại một truyện truyền thuyết, em có thể kết hợp với những yếu tố sau để trình bày hấp dẫn, sinh động hơn:

- Kết hợp với ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, ánh mắt, …)

- Giọng kể linh hoạt

- Sử dụng thiết bị hỗ trợ (tranh, ảnh, video, …)

Câu 4. Khi kể lại một truyện truyết thuyết, bài nói gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 5. Sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích là:

A. Truyền thuyết có thật, cổ tích không có thật.

B. Truyền thuyết có nhân vật nghèo khổ, cổ tích không có.

C. Truyền thuyết có nhân vật anh hùng, cổ tích không có.

D. Nhân vật, sự việc trong truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử, còn cổ tích thì không có.

Đáp án: D

Câu 6. Truyện "Con rồng cháu tiên” chi tiết có ý nghĩa nói lên toàn thể nhân vật Việt Nam có chung nguồn gốc là:

A. Long Quân diệt trừ yêu quái.

B. Cha rồng mẹ tiên.

C. Cái bọc trăm trứng nở trăm con.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Đáp án: C

Câu 7. Nhân vật nào ở các truyện dân gian đã học có phẩm chất đáng quí, thật thà, dũng cảm, tài năng?

A. Sọ Dừa.

B. Lang Liêu.

C. Sơn Tinh Thuỷ Tinh

D. Thạch Sanh.

Đáp án: D

Câu 8. Chi tiết em bé giải câu đố bằng bài hát đồng dao có ý nghĩa như thế nào?

A. Dễ dàng.

B. Đó là kinh nghiệm của dân gian

C. Hồn nhiên, tài năng.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 9. Chi tiết lưỡi kiếm dưới nước chuôi gươm lên rừng tra lại vừa vặn như in trong “Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa như thế nào?

A. Gỗ sắt đều là vũ khí.

B. Ủng hộ thần núi, thần nước.

C. Nhân dân mọi miền thống nhất một lòng đánh giặc cứu nước.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Đánh giá

0

0 đánh giá