Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Củng cố mở rộng trang 21 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Củng cố mở rộng trang 21
Câu 1. Thời gian diễn ra truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?
A. Thời đại Văn Lang- Âu Lạc
B. Thời nhà Lí
C. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Nguyễn
Đáp án: A
Câu 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần?
A. Không thể chia đoạn
B. Hai đoạn
C. Ba đoạn
D. Bốn đoạn
Đáp án: C
Giải thích:
Phần 1: Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể
Phần 2: Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
Phần 3: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và thất bại của Thủy Tinh
Câu 3. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là ai?
A. Sơn Tinh
B. Thủy Tinh
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Mị Nương
Đáp án: C
Câu 4. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?
A. Hùng Vương kén rể
B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân trực tiếp từ việc Thủy Tinh không lấy được Mị Nương
Câu 5. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta
B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ
C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ
D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh
Đáp án: A
Giải thích: Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết thể hiện khát vọng muốn chinh phục tự nhiên của nhân dân ta
Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kỉ ảo dựa trên sự thật lịch sử.
Câu 6. Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng.Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích: Đúng. Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng.
Câu 7. Chọn đáp án không đúng về đặc điểm của truyền thuyết.
A. Chủ đề của truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
B. Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng.
C. Lời kể của truyền thuyết nhẹ nhàng, gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân
D. Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.
Đáp án: C
Giải thích: Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
Câu 8. Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Hiện thực lịch sử
B. Những chi tiết hoang đường
C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo
Đáp án: C
Giải thích: Những chi tiết nghệ thuật kì ảo làm nên tính chất truyền thuyết của Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 9. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.
B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Câu 10. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?
A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo lien quan tới sự thật lịch sử
Đáp án: D
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Kể lại một truyền thuyết
Trắc nghiệm Củng cố mở rộng trang 21
Trắc nghiệm Bánh chưng, bánh giày