10 câu Trắc nghiệm Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Kết nối tri thức

480

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Ai ơi mồng 9 tháng 4

Câu 1. Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm

B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước

C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy

D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Đáp án: D

Giải thích: Thánh Gióng biểu trưng cho lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm

Câu 2. Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử

Câu 3. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.

B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử

C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 4. Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng

B. Có nhiều ao hồ để lại

C. Thánh Gióng bay về trời

D. Có làng mang tên làng Cháy

Đáp án: D

Giải thích: Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy.

Câu 5. Chi tiết tưởng tượng kì ảo thể hiện trí tưởng tượng chất phác của tác giả dân gian, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích: Trí tưởng tượng chất phác của dân gian sáng tạo ra những chi tiết hoang đường, kì ảo

Câu 6. Thời gian chuẩn bị cho Hội Gióng kéo dài bao lâu?

A. Từ 1/3 đến 12/4 (tính theo lịch âm).

B. Từ 1/3 đến 5/4 (tính theo lịch âm).

C. Từ 2/3 đến 6/4 (tính theo lịch âm).

D. Từ 1/3 đến 9/4 (tính theo lịch âm).

Đáp án: B

Câu 7. Thời tiết trong những ngày Hội Gióng thường sẽ như thế nào?

A. Mát mẻ.

B. Lạnh.

C. Nắng.

D. Mưa.

Đáp án: A

Giải thích: Thời tiết trong những ngày Hội Gióng thường sẽ khá mát mẻ, đẹp trời

Câu 8. Trong hội trận, 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho điều gì?

A. Quân ta.

B. Ông mục đồng.

C. Ông tiểu cổ.

D. Quân địch.

Đáp án: D

Câu 9. Tại sao người dân lại chia đồ tế lễ khi ông hiệu cờ múa cờ?

A. Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cho tất cả mọi người.

B. Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả năm.

C. Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả tháng.

D. Vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả cuộc đời.

Đáp án: B

Giải thích: Người dân chia đồ tế lễ khi ông hiệu cờ múa cờ vì họ tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cả năm.

Câu 10. Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu

B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng

C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Đáp án: C

Giải thích: Đây là chi tiết hoang đường kì ảo, không có thật trong lịch sử.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 13

Trắc nghiệm Ai ơi mồng 9 tháng 4

Trắc nghiệm Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Trắc nghiệm Kể lại một truyền thuyết

Trắc nghiệm Củng cố mở rộng trang 21

Trắc nghiệm Bánh chưng, bánh giày

Đánh giá

0

0 đánh giá