22 câu Trắc nghiệm Hang Én lớp 6 - Kết nối tri thức

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Hang Én sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 22 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Hang Én

E.4. Tìm hiểu chung Hang Én

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích sau:

Hành trình ấy khởi đầu từ con dốc Ba Giàn dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh. Đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhường chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín. […] Thấy động, chúng bay lên, lượn vòng, quấn quýt cả vào chân người. Bước đi cùng dàn bướm, ngắm những cánh hồ điệp mong manh giữa không gian trong trẻo, im vắng, tôi ngỡ mình đang đi trong một giấc mộng đẹp.

(Hang én – Hà My)

A. Cảm nhận của tác giả về hang Én

B. Vẻ đẹp của hang Én

C. Hành trình vào hang Én

D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Hành trình vào hang Én

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,…[…] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy âm âm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”

(Hang én – Hà My)

A. Cảm nhận của tác giả về hang Én

B. Vẻ đẹp của hang Én

C. Hành trình vào hang Én

D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Vẻ đẹp của hang Én

Câu 3.  Nội dung chính của đoạn trích sau: 

Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luống nắng ban mai vàng rực rỡ chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hỏa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quay sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt. hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…

(Hang én – Hà My)

A. Cảm nhận của tác giả về hang Én

B. Vẻ đẹp của hang Én

C. Hành trình vào hang Én

D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Cảm nhận của tác giả về hang Én

Câu 4. Hang én được kể theo ngôi thứ mấy?

A. ngôi thứ nhất

B. ngôi thứ ba

C. ngôi thứ ba xen kẽ với ngôi thứ nhất

Đáp án: A

Giải thích:

Kể theo ngôi thứ nhất, tác giả xưng là “tôi”

Câu 5. Nội dung sau về văn bản Hang én đúng hay sai?

“Hang én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang Én của nhân vật “tôi”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Hang én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang Én của nhân vật “tôi.

Câu 6. Tác phẩm Hang én của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Hà My

D. Đinh Nam Khương

Đáp án: C

Giải thích:

Hang én – Hà My

Câu 7. Văn bản Hang én được trích trong trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Ngãi. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Văn bản Hang én được trích trong trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình.

Câu 8. Hang én nằm ở đâu?

A. Vườn quốc gia Xuân Sơn

B. Vườn quốc gia Cúc Phương

C. Vườn quốc gia Ba Vì

D. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Đáp án: D

Giải thích:

Hang én nằm trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình.

Câu 9. Văn bản Hang én thuộc thể loại nào?

A. Thơ

B. Kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện đồng thoại

Đáp án: B

Giải thích:

Thể loại: kí

Câu 10. Nội dung chính của đoạn trích sau:

Đường tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt nhiều đoạn dốc cao, ngoằn ngoèo, lội khoảng ba mươi quãng suối và sông nên chỉ có một cách di chuyển: đi bộ. Tờ-réc-king hang Én, đối với tôi là một hành trình khám phá thú vị.

 (Hang én – Hà My)

A. Cảm nhận của tác giả về hang Én

B. Vẻ đẹp của hang Én

C. Hành trình vào hang Én

D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én

Câu 11. Nội dung chính của văn bản Hang Én là:

A. Hang Én được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

B. Cung cấp những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,…vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của hang Én.

C. Phong tục tập quán của con người sống ở Hang Én.

Đáp án: B

Giải thích:

Tác phẩm cung cấp những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,…vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của hang Én.

Câu 12. Nghệ thuật nào không được sử dụng trong văn bản Hang Én?

A. Sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng tính chân thực.

B. Trình tự miêu tả hấp dẫn, thú vị

C. Những thông tin cụ thể, chính xác

D. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng

Đáp án: D

Giải thích:

Nghệ thuật: sử dụng ngôi kể thứ nhất tăng sự chân thực, trình tự miêu tả hấp dẫn, cách miêu tả thú vị cùng những thông tin chính xác.

E.5. Phân tích chi tiết Hang én

Câu 1. Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về?

ALịch sử

B. Văn học

C. Cảnh quan

D. Người nổi tiếng

Đáp án: C

Giải thích:

Văn bản Hang én cung cấp thông tin về cảnh quan du lịch.

Câu 2. Hang Én thuộc địa phận tỉnh nào nước ta?

A. Huế

B. Đà Nẵng

C. Quảng Bình

D. Quảng Trị

Đáp án: C

Giải thích:

Hang Én thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình

Câu 3. Trước khi đến hang Én, đoàn tờ-réc-king phải đi qua những địa điểm nào?

A. Dốc Ba Đèo, thung lũng Rào Thương.

B. Dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương.

C. Dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Phương.

D. Dốc Ba Dàn, thung lũng Rào Thương.

Đáp án: B

Giải thích:

Trước khi đến hang Én, đoàn tờ-réc-king phải đi qua dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương.

Câu 4. Dốc Ba Giàn dài bao nhiêu km?

A. 1 km

B. 2 km

C. 3 km

D. 4 km

Đáp án: B

Giải thích:

Dốc Ba Giàn dài 2km

Câu 5. Đâu là nhận xét đúng về Dốc Ba Giàn?

A. Đường đi dễ dàng và cảnh vật hùng vĩ

B. Đường đi hiểm trở và đáng sợ

C. Đường đi khó khăn và cảnh vật mộng mơ

D. Đường đi khó khăn và sinh vật phong phú

Đáp án: D

Giải thích:

Lối đi Dốc Ba Giàn:

+ Đường đi khó khăn: đường mòn, vừa 1 người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây cối giăng kín cản trở.

+ Sự phong phú của sinh vật: nhiều cây cổ thụ, trên thân nhiều loại tầm gửi, phong lan nở hoa, có nhiều loài động vật như sên, vắt, côn trùng, chim chóc...

Câu 6. Theo văn bản Hang Én, Dốc Ba Giàn được so sánh với?

A. Mặt trăng

B. Mây mờ 

C. Thác nước

D. Rừng nguyên sinh

Đáp án: D

Giải thích:

Dốc Ba Giàn được so sánh với khu rừng nguyên sinh.

Câu 7. Theo văn bản Hang Én, trải nghiệm trong Thung lũng Rào Thương được tác giả so sánh với?

A. Một đám mây

B. Một giấc mộng đẹp

C. Một bông hoa

D. Một hành trình gian truân

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả so sánh trải nghiệm trong Thung lũng Rào Thương như một giấc mộng đẹp.

Câu 8. Sắp xếp các ý sau để đúng với trình tự vào Hang Én?

vịn đá lần xuống dốc

ngồi bè qua sông tới lòng hang.

trèo ngược vách đá

lội qua sông

Đáp án: 

Cách vào: lội qua sông -> trèo ngược vách đá -> vịn đá lần xuống dốc -> ngồi bè qua sông tới lòng hang.

Câu 9. Trong văn bản Hang Én, trần của hang cao tương đương với thứ gì?

A. Núi Thái Sơn

B. Tháp nghiêng Pisa

C. Tòa nhà 40 tầng

D. Tháp Eiffel

Đáp án: C

Giải thích:

Trần hang cao tương đương tòa nhà 40 tầng (120m).

Câu 10. Trong văn bản Hang Én, những chú chim én được khắc họa như thế nào?

A. Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người

B. Chỉ có vài con én và chúng và sống hòa bình

C. Trông thấy người, chúng bay tán loại như chim vỡ tổ

Đáp án: A

Giải thích:

Én: Hồn nhiên cư ngụ và chưa biết sợ con người.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 113

Trắc nghiệm Hang Én

Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 118

Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu phẩy

Trắc nghiệm Cửu Long Giang ta ơi

Trắc nghiệm Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Đánh giá

0

0 đánh giá