Top 10 bài Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo 2024 SIÊU HAY

22 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.

Đề bài: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.

TOP 10 mẫu Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo

a) Mở bài: Giới thiệu về cây đa mà em muốn miêu tả:

  • Cây đa đó được trồng ở đâu?
  • Em nhìn thấy nó qua bộ phim hay bức ảnh, cuốn sách nào?

b) Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây đa:

  • Giới thiệu về chiều cao, bề rộng của cây đa đó (theo thông tin mà bộ phim, cuốn sách giới thiệu)
  • Thân cây đa có to và đồ sộ không? Có lớn hơn hẳn các cây cối được trồng lân cận không
  • Cây có bao nhiêu cành chính mọc từ thân cây? Các cành đó có đặc điểm gì?
  • Những cành con của cây đa có nhiều không? Chúng có vươn ra xa không? Tán đa được tạo ra từ các nhánh cây đó có rộng không?
  • Rễ cây đa có đặc điểm gì? Chúng mọc ra từ những bộ phận nào của cây? Chúng khiến cây đa có dáng vẻ như thế nào?
  • Lá cây đa có hình dáng, kích thước như thế nào? Màu sắc của nó ra sao?

- Những hoạt động của con người với cây đa đó:

  • Bộ phim, bức ảnh đó kể về những hoạt động nào của con người dưới bóng mát cây đa? (họp chợ, mở quán nước, nghỉ chân khi đi làm đồng về…)
  • Những hoạt động mà người dân ở đó đã làm để bảo vệ và chăm sóc cây đa?

c) Kết bài: Cảm nhận của em về cây đa mà mình vừa miêu tả

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo - Mẫu 1 - Sầu riêng

Nhà ông ngoại em có một vườn sầu riêng, cây nào cây nấy sai trĩu quả. Mỗi khi sầu riêng chín, ông thường bứt cho em ăn. Vì vậy mà em đặc biệt rất thích ăn loại quả này.

Sầu riêng có mùi vị vô cùng đặc trưng. Đứng từ đằng xa em cũng có thể ngửi thấy hương vị của nó. Nếu ai để sầu riêng trong nhà hay ai vừa ăn sầu riêng thì mùi hương của nó còn lưu lại rất lâu. Đối với nhiều người, mùi hương ấy có thể gây khó chịu. Nhưng đối với em, đây chính là hương vị của tuổi thơ.

Em thích nhất là được sờ vào vỏ sầu riêng. Những chiếc gai nhọn và to của nó khi chạm vào tay mới đầu có cảm giác hơi nhói đau nhưng sau đó lại có cảm giác nhột nhột, buồn tay. Vỏ của quả sầu riêng có màu xanh nhạt và khá dày. Khi ăn, phải bổ bỏ lớp vỏ ấy đi mới nhìn thấy được phần cơm sầu bên trong. Cơm sầu có màu vàng chanh. Chúng bao bọc lấy hạt sầu. Hạt sầu riêng có màu vàng và khá to. Tuy nhìn bề ngoài quả sầu riêng hao hao giống quả mít nhưng khi ăn lại cho ta hương vị béo ngậy hơn nhiều.

Ngoài việc thưởng thức sầu riêng ngay khi vừa mới bổ, người ta còn có thể thưởng thức chúng bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như dùng làm bánh hay dùng làm kẹo. Những món ăn có hương vị sầu riêng đối với em đều rất thơm và ngon. Bên cạnh đó, vỏ của quả sầu riêng còn có công dụng là chữa ho và tiêu chảy nữa đấy.

Em rất thích quả sầu riêng vì nó gắn liền với tuổi thơ của em, gắn liền với mảnh đất nơi em đã sinh ra và lớn lên.

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo - Mẫu 2 - Cây bơ

Hồi nhỏ tôi thích trái bơ tới mức cứ ăn xong một trái bơ là tôi trồng hột của nó vào trong một cái chậu nhỏ. Má tôi hỏi: "Con trồng làm gì vậy?" Tôi nói: "Trồng để mai mốt cây lớn lên con có trái ăn". Má tôi xì một tiếng.

Những hột bơ nảy mầm và xòe hai lá đầu tiên. Lá bơ non to to dài dài xanh xanh và dễ thương lắm. Tôi cứ ngồi dang đầu dưới nắng mà say sưa ngắm nghía từng chiếc lá. Màu lá đậm dần. Nó đã trở nên một chiếc lá trưởng thành và cứng cáp sẵn sàng cho những chiếc lá non khác nhú ra. Hai lá tiếp theo và tiếp theo và tiếp theo nữa… Thân cây chỉ to bằng chiếc đũa và cao dần lên cho đến một ngày…

Trưa hôm đó tôi đi học về tới trước cửa nhà tôi ngẩn ngơ nhìn một dãy chậu đất trống trơn. Những cây bơ con bị nhổ sạch hồi nào không biết. Tôi đứng dậm chân bịch bịch bịch thiếu điều muốn lủng cái nền gạch rồi òa ra khóc. Má tôi nói: "Không có ai mà trồng cây bơ ở trong chậu hết rễ nó ăn bể tường đó con!" Tôi không hiểu tại sao rễ của cây bơ lại có thể ăn bể tường. Tôi cứ đứng khóc tỉ ti hoài khiến Má tôi bực mình quát lên mấy tiếng tôi sợ hãi vội vàng nín bặt.

Khi có chồng rồi tôi vẫn chứng nào tật đó ăn trái bơ xong là trồng cái hột xuống đất (chứ không phải trong chậu). Hột bơ vẫn nảy mầm vẫn vươn lên hai lá non xanh mướt. Nhưng sau đó chồng tôi nhổ phéng những cây bơ con càu nhàu miếng đất chút xíu mà trồng cây bơ làm gì. Tôi thật sự không hiểu. Tại sao mọi người không biết rằng tôi rất muốn trồng một cây bơ trong sân? Tại sao mọi người không biết tôi rất muốn ve vuốt từng trái bơ chín thơm mọc lủng lẳng trên cành?

Mấy mươi năm sau – ngày hôm nay – tôi mới hiểu. Cây bơ nó bự như một cây me già. Cành lá của nó xòe ra um tùm còn hơn cành lá của một cây xoài cội nữa. Tôi ngẩn ngơ nhìn những trái bơ chín treo lủng lẳng trong tấm hình (mà tôi mới nhận được). Trái bơ của tôi đây. Ly sinh tố bơ của tôi đây.

Và tôi mỉm cười một mình tưởng tượng đến một ngày nào đó của tháng 5 của tháng 6 của mùa hè tôi ngồi trong một góc của quán vắng vừa nhâm nhi ly sinh tố bơ vừa nhìn ngắm những chiếc lá vàng xào xạc trong làn gió mơn man…

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo - Mẫu 3 - Nhót

Quả nhót là loại quả hết sức quen thuộc với những bạn nhỏ giống như em. Nhưng phải đến khi được xem trên tivi, thì em mới được biết đến hình dáng và đặc điểm của cả cây nhót.

Nhót là cây thân gỗ, rất cứng cáp và chắc chắn, nhưng nhìn qua thì khá là nhỏ bé so với các cây ăn quả khác em vẫn gặp. Nếu cây mít, cây khế lâu năm thì cái gốc phải lớn như bắp đùi, thì cây nhót khi đã ra được vài vụ trái cũng chỉ lớn bằng cổ tay. Điều em bất ngờ hơn nữa, chính là số lượng cành và nhánh của cây nhót. Chỉ từ một thân chính như vậy, cây mọc ra rất nhiều các cành con. Đã vậy, các cành này còn mọc ra rất dài rồi đẻ thêm các nhánh nhỏ khác. Nhiều đến mức, nó tạo thành một tán nhót khổng lồ, sà xuống cả mặt đất. Nhìn từ xa nó um tùm như một cây bụi khổng lồ.

Có một điều thú vị ở cây nhót, là tuy thân và cành của nó khá nhỏ và dẻo dai, thì ngược lại, lá nhót có kích thước khá to lớn. Nó có hình dáng và lớn như lá xoài, thậm chí còn nhỉnh hơn một chút. Điều đó càng thú vị hơn, khi những trái nhót dù đạt đến kích thước tối đa thì cũng chỉ bằng chừng một phần năm hay một phần sáu chiếc lá mà thôi. Đã thế, lá nhót còn mọc khá dày, chen chúc khắp cành. Có lẽ vì vậy, mà khi chín, các trái nhót nỗ lực đỏ tươi hết mình để người làm vườn có thể tìm thấy chúng.

Trước đây, em luôn nghĩ rằng quả nhót bé như thế thì cây nhót chắc cũng lớn như cây ớt mà thôi. Nhưng thật không ngờ nó lại có kích thước đồ sộ đến như vậy. Quan sát cả khu vườn lớn với rất nhiều cây nhót. Và cả những giàn đỡ cho cành nhót nằm lên, em lại càng bội phục những người làm vườn. Họ đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian để chăm sóc nên cây nhót. Với một rừng cành lá chi chít như vậy, thì việc thu hoạch nhót cũng chẳng hề dễ dàng và nhanh chóng.

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo - Mẫu 4 - Hoa súng khổng lồ

Trong một lần xem chương trình về thế giới tự nhiên kì diệu, em đã được biết đến một loài hoa súng khổng lồ - Victoria Boliviana. Những hình ảnh về loài cây này đã khiến em phải trầm trồ thán phục không thôi.

Về cơ bản thì loài hoa súng này có cấu tạo bình thường như những cây hoa súng ở quê em. Nó gồm phần rễ mọc sâu dưới lớp bùn của hồ nước, sau đó vươn các cuống lá, hoa lên mặt nước. Nhưng điều đáng nói ở đây, là kích thước lớn đến khó tin của loài cây này. Những chiếc lá của nó có thể rộng đến 2,7m khi trưởng thành. Tức là nó còn lớn hơn những chiếc giường ngủ ở nhà của chúng ta. Chiếc lá súng này có những điều khác biêt so với lá súng nhỏ. Mặt trên của lá có phần viền dựng vuông lên như viền ly nước, khiến chiếc lá trông như một cái khay vậy. Mặt ngoài của viền lá có màu tím sẫm, trông như màu vỏ quả vú sữa chín. Còn mặt lá bên trong thì có màu xanh sẫm, có các sợi gân lá mọc ra từ chính giữa và tỏa rộng ra xung quanh theo sơ đồ như một cái mạng nhện khổng lồ. Phần lá dựng lên ở viền cao khoảng hơn 10cm, khiến bên trong lá thường xuất hiện một số sinh vật sống hoặc nước mưa đọng lại. Khi chạm vào sẽ thấy mặt trong này của lá mềm mại vô cùng.

Trái ngược với điều đó, mặt dưới của lá lại trông rất kì lạ. Nó như hệ thống tơ nhện được điêu khắc nổi lên bởi các đường gân to như ngón tay. Mỗi phần gân lá đó bám đầy gai nhọn, trải xuống tận phần cuống lá, chui sâu vào bùn. Nhờ vậy mà không một con vật nào dưới nước dám cắn phá cuống lá hay phá vỡ lá súng, dù mặt lá khổng lồ che kín hết toàn bộ mặt nước. Những chiếc lá súng còn non sẽ nhỏ hơn và nhạt màu hơn lá súng trưởng thành. Khi lá súng ngừng phát triển thì nó cũng bắt đầu quá trình già đi, chuyển sang màu vfng và héo úa. Trong lúc đó một chiếc lá non mới đã kịp hình thành, vươn lên mặt nước. Cứ như thế, ho hàng nhà súng kiên quyết chiếm lĩnh mặt hồ, không cho một loài cây nào có cơ hội cạnh tranh. Một điều rất thú vị nữa của loài súng Victoria Boliviana này là hoa của nó. Tuy có phần lá khổng lồ, nhưng hoa của chúng thì cũng chỉ lớn như các cây súng khác. Điều đặc biệt là hoa súng chỉ nở từ lúc hoàng hôn. Đồng thời khi mới nở, hoa có màu trắng tinh và khi đã nở hẳn thì cánh hoa sẽ chuyển dần sang màu hồng từ phần sát nhụy hoa nhất.

Tuy là một cây hoa súng, nhưng Victoria Boliviana lại được nhiều người quan tâm đến chỉ vì lá chứ không phải hoa. Nhưng dù vậy, nó vẫn là một loài cây thú vị, giúp các khu vườn bách thảo thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ngày nay, hạt giống của loài súng khổng lồ này đã được nhân rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Em rất mong mình sẽ sớm được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì lạ của loài cây này.

Đánh giá

3

2 đánh giá

1
1