14 câu Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 99 lớp 6 - Kết nối tri thức

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thực hành Tiếng Việt trang 99 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thực hành Tiếng Việt trang 99

Câu 1. Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: D

Giải thích: Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

Câu 2. Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó.

Chẳng hạn, khi đọc câu: Cô chị rắt khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu, có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về.

Câu 3. Hoán dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác

C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Câu 4. Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

A. Có bốn loại hoán dụ

B. Có năm loại hoán dụ

C. Có sáu loại hoán dụ

D. Có bảy loại hoán dụ

Đáp án: A

Giải thích: Bốn kiểu hoán dụ thường gặp: lấy bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng

Câu 5. Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể

B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

C. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

D. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Đáp án: D

Câu 6. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có ____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

A. quan hệ tương đồng

B. quan hệ gần gũi

C. nét giống nhau

D. sự liên quan

Đáp án: B

Câu 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có _____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

A. quan hệ tương cận

B. điểm gần gũi

C. nét tương đồng

D. sự giống nhau y hệt

Đáp án: C

Câu 8. Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.

(Đảo giấu vàng - Robert Louis Stevenson)

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Đáp án: A

Câu 9. Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì:Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó.(Tục ngữ Nga)

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Đáp án: D

Giải thích: Sợi dây xích → tình trạng bị giam cầm, mất tự do, nô lệ.

Câu 10. Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: B

Giải thích: Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động: trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.

Câu 11. Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

A. Chỉ người lao động

B. Chỉ công việc lao động

C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả

D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động

Đáp án: D

Câu 12. Câu thơ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” thuộc kiểu hoán dụ nào?

A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Đáp án: A

Giải thích: Má hồng: chỉ người con gái trẻ đẹp

Câu 13. Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?

Bàn tay ta làm nên tất cả

sức người sỏi đá cũng thành cơm

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:  Mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người.

Câu 14. Từ ngữ in đậm trong câu dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? 

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

A. Hoán dụ

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Nhân hóa

Đáp án: A

Giải thích: Từ ngữ in đậm trong câu:

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ: Mái nhà tranh, đồng lúa chín: hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Cây tre Việt Nam

Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 99

Trắc nghiệm Lý thuyết về hoán dụ

Trắc nghiệm So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Trắc nghiệm Tập làm một bài thơ lục bát

Trắc nghiệm Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đánh giá

0

0 đánh giá