Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cây tre Việt Nam sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Cây tre Việt Nam
D.9. Vài nét về tác giả Thép mới
Câu 1. Đâu không phải là giải thưởng mà Thép Mới đã nhận?
A. Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
B. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
C. Huân chương Độc lập hạng Nhất
D. Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Giải thích:
Thép Mới nhận các giải thưởng:
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,
- Huân chương Độc lập hạng Nhất,
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
=> Không có thông tin về giải thưởng Hồ Chí Minh.
Câu 2. Đâu không phải là sáng tác của Thép Mới?
A. Trách nhiệm
B. Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin
C. Cây tre Việt Nam
D. Thép đã tôi thế đấy
Giải thích:
Thép đã tôi thế đấy là tiểu thuyết của Nikolai Ostrovsky, Thép Mới là người dịch lại
Câu 3. Đâu là bút danh khác của Thép Mới?
A. Phượng Kim
B. Hồng Châu
C. Ngột Lôi Quật
D. Đáp án A và B
Giải thích:
Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.
Câu 4. Địa danh nào sau đây là quê hương của Thép Mới?
A. Hải Phòng
B. Ninh Bình
C. Hà Nội
D. Quảng Nam
Giải thích:
Thép Mới quê quán ở Hà Nội
Câu 5. Đâu là năm sinh, năm mất của Thép Mới?
A. 1910 - 1987
B. 1925 - 1991
C. 1935 - 2015
D. 1940 - 2020
Giải thích:
Thép Mới (1925-1991)
Câu 6. Đâu là những thể loại sáng tác của Thép Mới?
A. Thơ, tiểu thuyết, báo chí
B. Báo chí, bút kí, thuyết minh phim
C. Truyện ngắn, thơ, phóng sự
D.Truyện trinh thám, truyện tranh
Giải thích:
Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
Câu 7. Đâu là đề tài mà tác giả thường sáng tác?
A. Thiên nhiên
B. Trẻ em
C. Chiến tranh
D. Người nông dân
Giải thích:
Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
D.10. Tìm hiểu chung cây tre Việt nam
Câu 1. Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim nào?
A. Cây tre trăm đốt
B. Dòng máu Lạc Hồng
C. Cây tre Việt Nam
D. Người lính mùa đông
Giải thích:
Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên
Câu 2. Văn bản Cây tre Việt Nam có bố cục mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Giải thích:
Văn bản Cây tre Việt Nam có bố cục 4 phần
Câu 3. Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?
A. Kí
B. Truyện ngắn
C. Tiểu thuyết
D. Thơ
Giải thích:
Cây tre Việt Nam thuộc thể loại kí
Câu 4. Ai là tác giả của Cây tre Việt Nam?
A. Tô Hoài
B. Nam Cao
C. Thép Mới
D. Nguyễn Minh Huệ
Giải thích:
Thép Mới là tác giả của Cây tre Việt Nam
Câu 5. Đâu không phải là nội dung mà Cây tre Việt Nam đề cập?
A. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
B. Tre là nguồn nguyên vật liệu có giá trị trong sản xuất mỹ nghệ
C. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu
D. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam
Giải thích:
Văn bản không đề cập đến nội dung cung cấp nguyên liệu của cây tre
Câu 6. Biện pháp tu từ nào nổi bật nhất trong văn bản Cây tre Việt Nam?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Giải thích:
Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.
D.11. Phân tích chi tiết cây tre Việt Nam
Câu 1. Trong bài "Cây tre Việt Nam", tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của tre?
A. Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai
B. Có dáng thẳng thắn, bất khuất
C. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người
D. Gồm 3 ý: A, B, C
Giải thích:
Các vẻ đẹp trên đều được đề cập tới khi nhắc về cây tre
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để nêu lên phẩm chất của cây tre?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Giải thích:
Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng để nêu lên phẩm chất của cây tre
Câu 3. Tre gắn bó với con người trong những lĩnh vực nào?
A. Lao động, sản xuất
B. Chiến đấu
C. Học tập
D. Đáp án A và B
Giải thích:
Tre gắn bó với con người trong lao động sản xuất và chiến đấu
Câu 4. Từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu “… màu tre tươi nhũn nhặn”?
A. Giản dị
B. Bình dị
C. Bình thường
D. Khiêm nhường
Giải thích:
Từ “bình thường” không thể thay thế vào chỗ trống được.
Câu 5. Theo tác giả Thép Mới, trong tương lai cây tre có vị trí thế nào đối với đất nước?
A. Tre sẽ nhường chỗ cho những hiện đại của xã hội mới
B. Tre chiếm vị trí độc tôn và không thứ gì có thể vượt qua được
C. Tre vẫn còn nguyên vẹn giá trị của mình.
D. Tất cả các phương án trên đều sai
Giải thích:
Tre vẫn sẽ còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình,…
Câu 6. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Giải thích:
Hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối nhân hóa
Câu 7. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Giải thích:
Hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối nhân hóa
Câu 8. Cây tre từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân, biểu tượng cao đẹp về tinh thần, phẩm chất của con người Việt Nam, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích:
Nhận định trên hoàn toàn đúng
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chuyện cổ nước mình
Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 99
Trắc nghiệm Lý thuyết về hoán dụ