Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chuyện cổ nước mình sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 29 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Chuyện cổ nước mình
D.6. Vài vét về tác giả Lâm thị Mỹ Dạ
Câu 1. Tác phẩm Trái tim sinh nở của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?
A. Thơ
B. Truyện
C. Kí
D. Tùy bút
Câu 2. Lâm Thị Mỹ Dạ đã được trao tặng những giải thưởng nào?
Chọn đáp án không đúng:
A. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971 – 1973 thơ báo Văn nghệ
B. Giải thưởng Văn học hội nhà văn Việt Nam.
C. Giải A thơ giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô
D. Giải thưởng Nhà thơ nữ tiêu biểu nhất giai đoạn 1954 - 1975
Câu 3. Tập thơ nào của Lâm Thị Mỹ Dạ được dịch ra tiếng Anh?
A. Trái tim sinh nở
B. Bài thơ không năm tháng
C. Danh ca của đất
D. Cốm non
Câu 4. Phong cách nghệ thuật của Lâm Thị Mỹ Dạ?
A. Thâm trầm, sâu sắc
B. Đôn hậu, tinh tế
C. Trực cảm, bất ngờ, nữ tính
D. Giàu suy tưởng, triết lý
Câu 5. Tác phẩm Danh ca của đất của Lâm Thị Mỹ Dạ thuộc thể loại nào?
A. Thơ
B. Truyện
C. Kí
D. Tùy bút
A. Hà Tĩnh
B. Thanh Hóa
C. Nghệ An
D. Quảng Bình
Câu 7. Nội dung sau về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đúng hay sai?
“Lâm Thị Mỹ Dạ hiện đang sống tại Hà Nội”.
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Lâm Thị Mĩ Dạ từng theo học ngôi trường nào dưới đây?
A. Trường viết văn Nguyễn Du
B. Đại học Văn hóa
C. Đại học Sư phạm Hà Nội
D. Đại học Tổng hợp
Câu 9. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ?
A. Trái tim sinh nở
B. Bài thơ không năm tháng
C. Danh ca của đất
D. Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân
D.7. Tìm hiểu chung về Chuyện cổ nước mình
Câu 1. Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?
A. Phan Trọng Luận
B. Lâm Thị Mỹ Dạ
C. Bùi Mạnh Nhi
D. Nguyễn Đức Mậu
Giải thích:
Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ.
Câu 2. Thể thơ của tác phẩm Chuyện cổ nước mình?
A. Lục bát
B. Thơ 5 chữ
C. Thơ 7 chữ
D. Tự do
Giải thích:
Thể thơ: lục bát.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
A. Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ
B. Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình
C. Những bài học từ truyện cổ
D. Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ
Giải thích:
Nội dung chính: Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ
Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
A. Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa.
B. Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình
C. Những bài học từ truyện cổ
D. Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ
Giải thích:
Nội dung chính: Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa.
Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
A. Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa.
B. Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình
C. Những bài học từ truyện cổ
D. Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ
Giải thích:
Nội dung chính: Những bài học từ truyện cổ
Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
A. Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa.
B. Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình
C. Những bài học từ truyện cổ
D. Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ
Giải thích:
Nội dung chính: Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ.
Câu 7. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản Chuyện cổ nước mình là gì?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Giải thích:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 8. Nội dung chính của văn bản Chuyện cổ nước mình?
A. Thể hiện lòng biết ơn của tác giả với thế hệ đi trước.
B. Thể hiện tình cảm của tác giả đối với vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
C. Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.
D. Tất cả các đáp án trên
Giải thích:
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.
Câu 9. Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong văn bản Chuyện cổ nước mình?
A. Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.
B. Ngôn ngữ khoa học, chính xác
C. Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.
D. Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.
Giải thích:
Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.
- Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.
Câu 10. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
(Chuyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ)
A. Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ
B. Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình
C. Những bài học từ truyện cổ
D. Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ
Giải thích:
Nội dung chính: Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình.
D.8. Phân tích chi tiết chuyện cổ nước mình
Câu 1. Cho câu thơ sau:
Tôi (…) chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Đáp án đúng cần điền vào chỗ (…) là gì?
A. Thương
B. Quý
C. Yêu
D. Mê
Giải thích:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Câu 2. Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ nào?
A. Ở hiền gặp lành
B. Thương người như thể thương thân
C. Uống nước nhớ nguồn
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Giải thích:
Câu thơ “Thương người rồi mới thương ta” bắt nguồn từ câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Câu 3. Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là gì?
A. Đánh đuổi kẻ ác
B. Ai mong ước gì sẽ được như ý
C. Che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn
D. Một cuộc sống lí tưởng, đầy đủ
Giải thích:
Từ “độ trì” trong câu thơ “Người ngay thì gặp người tiên độ trì” được hiểu là sự che chở, giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.
Câu 4. Chọn các đáp án đúng
Lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là gì?
Chuyện cổ nhân hậu
Chuyện cổ giúp chúng ta khám phá ra nhiều vùng đất mới
Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu
Chuyện cổ khuyên chúng ta phải sống tiết kiệm
Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người
Câu 5. Chọn các đáp án đúng
Bài thơ đã nhắc đến những truyện dân gian nào?
Tấm Cám
Đẽo cày giữa đường
Thạch Sanh
Trầu cau
Sọ Dừa
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được thể hiện trong hai câu thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa.
A. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
Câu 7. Cụm từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?
A. Người sạch sẽ
B. Người thông minh
C. Người hiền lành, lương thiện
D. Cả 3 phương án trên
Câu 8. Tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì?
A. Yêu chuyện cổ
B. Biết ơn ông cha đời trước
C. Tự hào về quê hương, đất nước
D. Cả 3 phương án trên
Câu 9. Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
A. Chúng ta hãy sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc
B. Xã hội ngày một phát triển, chúng ta phải ra sức xây dựng kinh tế
C. Bồi đắp kiến thức là vấn đề cần thiết trong thời đại mới
D. Cần biết ơn các thế hệ đi trước
Câu 10. Trong văn bản Chuyện cổ nước mình, lý do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là gì?
Chuyện cổ nhân hậu
Chuyện cổ giúp chúng ta khám phá ra nhiều vùng đất mới
Chuyện cổ dạy chúng ta tình thương yêu
Chuyện cổ khuyên chúng ta phải sống tiết kiệm
Chuyện cổ cho chúng ta bài học làm người
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm So sánh từ đồng âm và từ đa nghĩa
Trắc nghiệm Chuyện cổ nước mình
Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 99