Tài liệu bố cục bài Chuyện cổ nước mình môn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chuẩn nhất gồm 1 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và 2 bài mẫu tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Chuyện cổ nước mình
Bài giảng: Chuyện cổ nước mình - Kết nối tri thức
I. Bố cục Chuyện cổ nước mình
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.
II. Nội dung chính Chuyện cổ nước mình
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
III. Tóm tắt văn bản Chuyện cổ nước mình
Tóm tắt văn bản Chuyện cổ nước mình (Mẫu 1)
Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
Tóm tắt văn bản Chuyện cổ nước mình (Mẫu 2)
Bằng thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc... Tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.