Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cô bé bán diêm sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Cô bé bán diêm
C.1. Vài nét về tác giả An-đéc-xen
Câu 1. Đâu là đặc điểm văn chương của An-đéc-xen?
A. Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng
B. Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ
C. Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
D. Nhẹ nhàng, thơ mộng, giàu tình yêu thương
Giải thích:
Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Câu 2. Đâu không phải là sáng tác của nhà văn?
A. Cô bé bán diêm
B. Bầy chim thiên nga
C. Nàng tiên cá
D. Thạch Sanh
Giải thích:
Thạch Sanh là truyện cổ tích Việt Nam
Câu 3. Nội dung sau về An-đec-xen đúng hay sai?
“Những khó khăn mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông”
A. Đúng
B. Sai
Giải thích:
Nội dung trên hoàn toàn đúng
Câu 4. Truyện của An-đec-xen hoàn toàn được biên soạn lại từ truyện cổ tích dân gian, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích:
Đáp án trên là sai.
- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.
Câu 5. Truyện của An-đec-xen là những tác phẩm giàu giá trị nhân văn, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích:
Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Câu 6. An-đéc-xen là nhà văn của nước nào?
A. Đan Mạch.
B. Thuỵ Sĩ.
C. Pháp.
D. Thuỵ Điển.
Giải thích:
An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.
Câu 7. An-đéc-xen sống ở thế kỉ nào?
A. XVII
B. XVIII
C. XIX
D. XX
Giải thích:
An-đéc-xen (1805 – 1875).=> sống ở thế kỷ XIX
Câu 8. An-đéc-xen là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XV, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích:
Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX
Câu 9. An-đéc-xen trải qua cuộc sống nhiều trắc trở với tuổi thơ thiếu thốn, sự nghiệp lận đận, tình duyên trắc trở, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Giải thích:
Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.
Câu 10. An-đéc-xen nổi tiếng với loại truyện viết cho độc giả nào?
A. Những thuỷ thủ.
B. Dân nghèo thành thị.
C. Trẻ em.
D. Thị dân.
Giải thích:
Ông nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.
C.2. Tìm hiểu chung Cô bé bán diêm
Câu 1. Văn bản “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại gì?
A. Tiểu thuyết
B. Tùy bút
C. Truyện cổ tích
D. Truyện thần thoại
Giải thích:
Văn bản "Cô bé bán diêm" thuộc thể loại truyện cổ tích.
Câu 2. Bố cục của truyện "Cô bé bán diêm" gồm mấy phần?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Giải thích:
Bố cục của truyện "Cô bé bán diêm" gồm 3 phần
Câu 3. Nhận định nào đúng nhất về tính chất của truyện "Cô bé bán diêm"?
A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
D. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch
Giải thích:
Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có tính bi kịch
Câu 4. Nhận định nào đúng nhất về nội dung của truyện "Cô bé bán diêm"?
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5. Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”?
A. Trí tưởng tượng bay bổng
B. Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
C. Giọng điệu hùng tráng, mãnh liệt, đầy cảm xúc
D. Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Trí tưởng tượng bay bổng.
- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu tương phản, đối lập.
Câu 6. Văn bản “Cô bé bán diêm” để lại thông điệp gì?
A. Bài học về tình yêu thương
B. Bài học về đức tính trung thực
C. Bài học về lòng tự trọng
D. Bài học về tinh thần đoàn kết
Câu 7. Văn bản “Cô bé bán diêm” phê phán đối tượng nào trong xã hội?
A. Những người giàu có
B. Những kẻ vô ơn
C. Những người vô cảm
D. Những người bất lịch sự
Câu 8. Nhận định nào nói đúng nội dung của truyện “Cô bé bán diêm”?
A. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
B. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
C. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
C.3. Phân tích chi tiết Cô bé bán diêm
Câu 1. Bối cảnh truyện diễn ra khi nào?
A. Đêm noel
B. Đêm giao thừa
C. Sinh nhật cô bé
D. Giỗ bà ngoại
Câu 2. Trong đêm giao thừa, cô bé bán diêm đang làm gì?
A. Trang trí nhà cửa đón năm mới
B. Quây quần bên người thân đợi giao thừa
C. Đang lang thang ngoài đường phố bán diêm
D. Đang ăn bánh cùng bà nội
Câu 3. Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
A. Em mơ về một mái ấm gia đình.
B. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.
C. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.
D. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.
Câu 4. Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi bà nội em hiện ra.
B. Khi trời sắp sáng.
C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
D. Khi các que diêm tắt.
Câu 5. Các chi tiết: "chui rúc trong một xó tối tăm", "luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa", "em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha em sẽ đánh em", "bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu" cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm?
A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.
B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.
C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6. “Em bé đánh que diêm thứ tư, em bé "nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà em cầm lấy tay em, hai bà cháu vụt bay lên chầu Thượng đế"
A. Khao khát tình thương của bà trao cho.
B. Muốn được trường sinh bất tử.
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ nào".
D. Được gặp bà sống yên vui trong lòng bà.
Câu 7. Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8. Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?
"Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm!", nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm".
A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết.
B. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.
C. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm.
D. Mọi người không hiểu điều kì diệu mà cô bé bán diêm khao khát.
A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Thực hành Tiếng Việt trang 66