Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé
Đề bài: Viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 1
Trước cái rét buốt cắt da cắt thịt cô đánh liều đốt một cây diêm để sưởi ấm, ánh lửa trong đôi mắt cô bé hiện lên thật đẹp và kỳ diệu “ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ trông thật vui mắt”, có lẽ đây là niềm vui hiếm hoi của cô bé kể từ khi bà mất. Và trong cái ấm áp ít ỏi của que diêm, cô bé đã tưởng tượng ra một chiếc lò sưởi ngay trước mắt, đó chính là hiện thân của những khao khát mong mỏi trong lòng cô bé. Thế nhưng khi que diêm vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của em khép lại, chẳng có lò sưởi nào cả, hiện thực vẫn rất tàn nhẫn, em vẫn cô độc giữa đêm giao thừa đón nhận cái giá rét và nỗi buồn tủi cho thân phận mình. Chính điều đó đã thôi thúc em quẹt tiếp que diêm thứ hai.Trong lần quẹt diêm thứ hai, cô bé không còn nhìn thấy lò sưởi mà thay vào đó cô bé nhìn thấy một căn phòng sáng sủa đẹp đẽ, “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa quý giá, và có cả một con ngỗng quay...”. Mong ước của em chỉ đơn giản là được ăn ngon, mặc ấm, thế nhưng cuộc sống bất hạnh đã không cho em được điều ấy. Diêm tắt, cô bé bị trả về với thực tại phũ phàng, không có căn phòng sang đẹp, không có ngỗng quay chỉ có đêm tối lạnh lẽo cùng với những con người đi lại chuẩn bị đón giao thừa đó là nỗi cô đơn khổ sở vô cùng.Ở lần quẹt diêm thứ ba em thấy một cây thông nô-en lớn và lộng lẫy vô cùng, điều ấy thể hiện khao khát được đoàn viên, được hạnh phúc bên gia đình trong khoảnh khắc giao thừa, nhưng rồi que diêm cũng vụt tắt. Cuối cùng trong lần quẹt diêm thứ tư, cô bé đã nhìn thấy người bà yêu quý của mình, điều đó có nhiều ý nghĩa, những mong muốn mà cô bé hằng mơ ước. Hình ảnh người bà xuất hiện cũng là đại diện cho sự thiếu thốn tình cảm trong cô bé, chính vì vậy em khao khát có được tình yêu thương, hơi ấm tình thân hơn tất cả những giá trị vật chất bình thường khác, những đau khổ trong cuộc đời của cô bé, bởi chỉ có ở bên bà em mới thấy mình được hạnh phúc, dù rằng kết thúc câu chuyện là cái chết của cô bé bán diêm trước thềm năm mới. Bốn giấc mơ của cô bé bán diêm cho ta thấy được những nhu cầu, mong ước của từng đứa trẻ, từng con người trong cuộc sống đó là những mong muốn cấp thiết nhất. Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng, vẫn có đầy rẫy những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em, điều đó đã giáo dục, thúc đẩy mỗi chúng ta biết cảm thông và sẻ chia nhiều hơn với những số phận kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 2
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 3
Truyện "Cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An-đéc-xen. Dưới ngòi bút tài hoa của ông, câu chuyện về cái chết của cô bé bán diêm khiến người ta phải tự ngẫm về cuộc sống này. Cô bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của cô bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế cô bé chết trong tình cảnh vô cùng tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm đó, ở ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạn của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, tác giả còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 4
Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao chuyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 5
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 6
Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của cô bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 7
Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 8
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của tác giả An-đéc-xen là một cô bé có hoàn cảnh khó khăn, phải đi bán diêm mỗi ngày để kiếm sống. Trong đêm giao thừa,trời rét mướt cô phải cắn răng chịu rét đẻ đi bán diêm. Em không dám về nhà vì cả ngày trời không bán được bao diêm nào,nếu như bây giờ về thì nhất định cha của em sẽ đánh em. Mỗi que diêm khi em quẹt ra thì đều hiện ra những đồ vật mà em mong muốn. Khi quệt que diêm thứ 4 em đã thấy bà của mình hiện ra, em đã rất vui mừng khi gặp lại bà và xin theo cùng. Sự đối lập giữa hoàn cảnh của em với bối cảnh bên ngoài đã làm tăng lên sự bất hạnh của em. Tác giả đã xây dựng lên hình ảnh thực tế và mộng tưởng là để giải thoát cứu vớt cho cuộc đời bất hạnh của em.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 9
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngôi nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Những que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tấm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.
Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.
Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 10
Cô bé bán diêm trong truyện kể cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé nghèo khổ, cô đơn và bất hạnh. Em mồ côi mẹ, người bà mà em yêu thương cũng rời bỏ em đi mãi mãi. Cô bé chỉ còn người cha là điểm tựa duy nhất nhưng ông thường xuyên mắng nhiếc và đánh đập nếu em không bán được que diêm nào. Người đọc không khỏi xót thương cho số phận của em bé bất hạnh, phải sống với tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương. Vì thế mà giữa đêm giao thừa giá lạnh, em vẫn lang thang không dám về nhà. Trời khuya lạnh vắng, em ngồi co ro nơi góc tường và những que diêm đã thắp lên niềm hi vọng, sưởi ấm trái tim giá buốt của em. Cô bé mơ về căn nhà có lò sưởi ấm áp, với bàn ăn dọn sẵn, có cây thông trang hoàng rực rỡ. Ước mơ ấy nhanh chóng vụt tắt theo những que diêm nhỏ bé, xung quanh em chỉ còn lại thực tại phũ phàng. Không một ai để ý đến em, họ vội vàng trở về nhà bên gia đình ấm áp. Vì thế, em nhớ đến bà, em muốn cùng bà đến thiên đường vì chỉ có bà yêu em, quan tâm lo lắng cho em. Thật xót xa cho một tâm hồn trẻ thơ cô độc, một mình em phải đương đầu với cuộc sống khó khăn khi tuổi em còn quá nhỏ. Em đã chết vì giá lạnh trong đêm giao thừa hay chính vì sự vô tâm của những người lớn. Câu chuyện khiến chúng ta không khỏi xót xa cho thân phận những em bé mồ côi tội nghiệp, phải lang thang kiếm sống nơi đường phố. Truyện cũng gửi đi thông điệp đầy tính nhân văn: Hãy yêu thương, quan tâm để trẻ thơ có một cuộc sống hạnh phúc.
Đoạn văn cảm nghĩ về cô bé bán diêm và 4 lần mộng tưởng quẹt diêm của cô bé - Mẫu 11
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Han Cri-xti-an An-đéc-xen (1805-1875)
- Quê: nhà văn người Đan Mạch
- Phong cách sáng tác: giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu chuyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.
- Nhiều sáng tác cho thiếu nhi được yêu thích như: Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí, Nữ thần băng giá, Chú lính chì dũng cảm, Bầy chim thiên nga,…
1. Thể loại: Truyện cổ tích
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Truyện kể về một cô bé mồ côi mẹ, sống với một ông bố khắc nghiệt và phải đi bán diêm để kiếm sống. Vào ngày cuối năm, đã nửa đêm em vẫn không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì quá lạnh nên em đã đốt những que diêm của mình lên để sưởi ấm, mỗi một que đốt lên là một ước mơ của em hiện ra và khi que cuối cùng cháy hết là lúc em lìa đời. Ngày đầu năm, mọi người tìm thấy thi thể một cô bé đã lạnh cóng với nụ cười nở trên môi.
6. Bố cục:
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét.
+ Phần 2: (tiếp theo đến “Họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực.
+ Phần 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
7. Giá trị nội dung:
+ Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.
8. Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.
+ Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
+ Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập