14 câu Trắc nghiệm Những cánh buồm lớp 6 - Kết nối tri thức

577

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Những cánh buồm sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Những cánh buồm

Câu 1. Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?

A. Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

B. Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

C. Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh

D. Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

Đáp án: B

Câu 2. Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: 

- Sai vì: Những cánh buồm là văn bản thuộc thể loại: Thơ.

Câu 3. Những cánh buồm là sáng tác của Nguyễn Trung Thông.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: 

- Sai vì: Những cánh buồm là sáng tác của Hoàng Trung Thông.

Câu 4. Nhân vật chính trong Những cánh buồm là ai?

A. Cha

B. Con

C. Cha và con

D. Biển cả

Đáp án: C

Giải thích: 

Nhân vật chính trong Những cánh buồm : Cha và con

Câu 5. Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Ảm đạm

B. U ám

C. Tươi sáng

D. Xám xịt

Đáp án: C

Giải thích: Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên tươi sáng, rạng rỡ.

Câu 6. Trong bài thơ: Những cánh buồm, khi nghe con bước lòng cha đã có tâm trạng gì?

A. Vui phơi phới

B. Lo lắng

C. Thao thức

Đáp án: A

Giải thích: Trong bài thơ: Những cánh buồm, khi nghe con bước lòng cha đã vui phơi phới.

Câu 7. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc.

Đáp án: A

Câu 8. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

A. Báo hiệu một sự liệt kê.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đáp án: C

Câu 9. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Cha mĩm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đáp án: C

Câu 10. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

A. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình

B. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi học trò của mình.

C. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến tuổi thơ của mình.

D. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến kí ức của mình.

Đáp án: D

Câu 11. Trong văn bản Những cánh buồm, từ láy “lom khom” diễn tả hình ảnh cha xuất hiện trên cát. 

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: 

- Sai vì: Trong văn bản Những cánh buồm, từ láy “lênh khênh” trong câu: Bóng cha dài lênh khênh diễn tả hình ảnh cha xuất hiện trên cát. 

Câu 12. Văn bản Những cánh buồm in trong tập: Biển cả

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: 

- Sai vì: Văn bản Những cánh buồm in trong tập thơ cùng tên.

Câu 13. Bài thơ: Những cánh buồm đượcin năm 1964.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 14. Qua cuộc trò chuyện giữa hai cha con, em thấy người con có ước mơ gì?

A. Được đi biển bằng thuyền buồm.

B. Nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ơ phía chân trời xa.

C. Khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá