10 câu Trắc nghiệm Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 - Kết nối tri thức

430

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Câu 1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là gì? 

Chọn đáp án không đúng:

A. Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của bài thơ

B. Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

C. Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

D. Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ

Đáp án: D

Giải thích:

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

Câu 2. Đoạn thơ ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả bao gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Đoạn văn bao gồm ba phần:

- Mở đoạn

- Thân đoạn

- Kết đoạn

Câu 3. Em hãy sắp xếp các bước dưới đây theo trình tự phù hợp của dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả:

- Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.

Đáp án:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu khát quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
Thân bài:
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả.
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong đoạn thơ.
Kết bài: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở trên).

Câu 4. Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, em cần lưu ý điều gì?

A. Bát sát dàn ý để viết đoạn

B. Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức

C. Trình bày đúng hình thức của đoạn văn

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Bát sát dàn ý để viết đoạn

- Thể hiện được cảm xúc chân thành của em về nội dung và hình thức 

- Trình bày đúng hình thức của đoạn văn

Câu 5. Bài thơ nào dưới đây không phù hợp với đề bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?

A. Bắt nạt

B. Mây và sóng

C. Chuyện cổ tích về loài người

Đáp án: A

Giải thích:

Bài thơ Bắt nạt không phù hợp vì không có yếu tố tự sự.

Câu 6. Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành.

B. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu.

C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

D. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Đáp án: D

Giải thích:

- Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

Câu 7. Nội dung sau đúng hay sai? 

“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản

Câu 8. Đoạn văn có hình thức như thế nào?

A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C. Do nhiều câu tạo thành

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Câu 9. Tự sự là gì?

A. Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 

B. Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc ngày dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

C. Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt.

D. Cung cấp, giới thiệu…những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó

Đáp án: B

Giải thích:

Tự sự: Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc ngày dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

Câu 10. Miêu tả là gì?

A. Dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc 

B. Kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc ngày dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.

C. Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt.

D. Cung cấp, giới thiệu…những tri thức về sự vật, hiện tượng nào đó.

Đáp án: C

Giải thích:

Miêu tả: Dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang diễn ra trước mắt.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bức tranh của em gái tôi

Trắc nghiệm Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Trắc nghiệm Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình

Trắc nghiệm Củng cố, mở rộng trang 56

Trắc nghiệm Những cánh buồm

Trắc nghiệm Cô bé bán diêm

Đánh giá

0

0 đánh giá