Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thực hành tiếng Việt trang 43 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 21 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 43
Câu 1. Tìm từ láy trong các từ dưới đây?
A. Tươi tốt
B. Tươi đẹp
C. Tươi tắn
D. Tươi thắm
Đáp án: C
Giải thích: Từ láy “Tươi tắn” là từ láy bộ phận
Câu 2. Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?
A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.
D. Từ được tạo thành từ một tiếng.
Đáp án: C
Giải thích: Từ là yếu tố ngôn ngữ với 2 đặc điểm cơ bản: có nghĩa, được dùng độc lập tạo câu.
Câu 3. Đơn vị cấu tạo từ là gì?
A. Tiếng
B. Từ
C. Chữ cái
D. Nguyên âm
Đáp án: A
Giải thích: Tiếng (hình vị) là yếu tố cấu tạo từ
Câu 4. Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A
Giải thích: Từ tiếng Việt được chia làm 2 loại chính: từ đơn và từ phức
Câu 5. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ láy
C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Đáp án: D
Giải thích: Từ phức từ có hai tiếng trở lên. Gồm từ láy và từ ghép
Câu 6. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Đáp án: D
Giải thích: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 7. Khi giải thích "Cầu hôn: xin được lấy làm vợ" là đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào?
A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
C. Kết hợp giữa dùng từ đồng nghĩa với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.
Đáp án: B
Giải thích: Khái niệm cầu hôn: “xin được lấy làm vợ”
Câu 8. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau : Xe tôi bị hỏng vì vậy tôi...đi bộ đi học.
A. Bị
B. Được
C. Cần
D. Phải
Đáp án: D
Câu 9. Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Đáp án: A
Câu 10. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?
A. Người lính mới
B. Binh khí mới
C. Con người mới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án: A
Câu 11. Từ phức gồm mấy tiếng
A. hai hoặc nhiều hơn hai
B. ba
C. bốn
D. nhiều hơn hai
Đáp án: A
Giải thích: Từ phức có 2 tiếng hoặc từ 2 tiếng trở lên.
Câu 12. Từ tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành là từ láy. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích: Nghĩa của các tiếng cấu tạo nên các từ trên đều có nghĩa, các từ trên là từ ghép đẳng lập.
Câu 13. Từ “khanh khách” là từ gì?
A. Từ đơn
B. Từ ghép đẳng lập
C. Từ ghép chính phụ
D. Từ láy tượng thanh
Đáp án: D
Câu 14. Điệp ngữ là gì?
A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
B. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Đáp án: A
Câu 15. Điệp ngữ có mấy dạng?
A. 2 dạng
B. 3 dạng
C. 4 Dạng
D. Không xác định được
Đáp án: B
Giải thích: Có nhiều dạng điệp ngữ: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp
Câu 16. Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.
A. Điệp cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Cả A và B
Đáp án: B
Giải thích: Điệp nối tiếp “ rất lâu, rất lâu” và “khăn xanh, khăn xanh”
Câu 17. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Cả B và C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích: Điệp ngữ nhóm, nhấn mạnh sự tảo tần của bà
Câu 18. Nhân hóa là gì?
A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Đáp án: A
Câu 19. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng
A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật
C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Đáp án: B
Giải thích: Động từ “cười” của chủ thể hoa, là từ chỉ hoạt động của con người nay chuyển sang hoạt động của sự vật.
Câu 20. Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?
A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
Đáp án: D
Câu 21. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A. 3 kiểu
B. 4 kiểu
C. 5 kiểu
D. 6 kiểu
Đáp án: A
Giải thích: Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: dùng từ vốn gọi người để gọi vật. Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chuyện cổ tích về loài người
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 43
Trắc nghiệm Lý thuyết về nhân hóa