Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Chuyện cổ tích về loài người sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Chuyện cổ tích về loài người
B.1. Vài nét về tác giả Xuân Quỳnh
Câu 1. Đâu là nhận xét đúng về tuổi thơ Xuân Quỳnh?
A. Tuổi thơ bất hạnh, luôn khao khát mái ấm
B. Tuổi thơ đủ đầy, trọn vẹn
C. Tuổi thơ hạnh phúc, êm đềm
D. Tuổi thơ đầy trải nghiệm thú vị
Đáp án: A
Giải thích:
Bà có tuổi thơ bất hạnh vì đã sớm mồ côi cha mẹ.
Câu 2. Xuân Quỳnh nổi tiếng với thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Thơ
C. Tiểu thuyết
D. Phóng sự
Đáp án: B
Giải thích:
Bà nổi tiếng với những vần thơ
Câu 3. Xuân Quỳnh thường viết về đề tài gì?
A. Vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Những đau khổ của con người
C. Những tình cảm gần gũi, bình dị
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
Giải thích:
Bà thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị
Câu 4. Đâu là nhận xét đúng về tuổi thơ Xuân Quỳnh?
A. Tuổi thơ bất hạnh, luôn khao khát mái ấm
B. Tuổi thơ đủ đầy, trọn vẹn
C. Tuổi thơ hạnh phúc, êm đềm
D. Tuổi thơ đầy trải nghiệm thú vị
Đáp án: A
Giải thích:
Bà có tuổi thơ bất hạnh vì đã sớm mồ côi cha mẹ.
Câu 5. Xuân Quỳnh sinh ra ở đâu?
A. Hà Đông, Hà Tây
B. Lí Nhân, Hà Nam
C. Thăng Bình, Quảng Nam
D. Gia Lâm, Hà Nội
Đáp án: A
Giải thích:
Xuân Quỳnh sinh ra ở Hà Tây
Câu 6. Đâu là năm sinh, năm mất của Xuân Quỳnh
A. 1942 – 1988
B. 1943 – 1986
C. 1945 - 1989
D. 1944 - 1988
Đáp án: A
Giải thích:
Xuân Quỳnh (1942 - 1988)
Câu 7. Tên thật của Xuân Quỳnh là gì?
A. Nguyễn Quỳnh Xuân
B. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
C. Phan Thị Thanh Nhàn
D. Lâm Thị Mĩ Dạ
Đáp án: B
Giải thích:
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
Câu 8. Ngoài vai trò nhà thơ, Xuân Quỳnh còn được biết đến là?
A. Diễn viên điện ảnh
B. Ca sĩ
C. Diễn viên múa
D. Diễn viên hài
Đáp án: C
Giải thích:
Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
B.2. Tìm hiểu chung chuyện cổ tích về loài người
Câu 1. Tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người của tác giả nào?
A. Phan Trọng Luận
B. Lâm Thị Mỹ Dạ
C. Bùi Mạnh Nhi
D. Xuân Quỳnh
Đáp án: D
Giải thích:
Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh
Câu 2. Tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người trích từ tác phẩm nào?
A. Ra vườn nhặt nắng
B. Lời ru trên mặt đất
C. Mầm sống
D. Uống một ngụm nước biển
Đáp án: B
Giải thích:
Chuyện cổ tích về loài người trích từ tác phẩm Lời ru trên mặt đất (Xuân Quỳnh)
Câu 3. Tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh thuộc thể loại nào?
A. Tiểu thuyết
B. Thơ
C. Truyện ngắn
D. Truyện đồng thoại
Đáp án: B
Giải thích:
Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Câu 4. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người viết theo thể thơ nào?
A. 5 chữ
B. 6 chữ
C. 7 chữ
D. Tự do
Đáp án: A
Giải thích:
Thể thơ 5 chữ
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Đáp án: C
Giải thích:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ sau:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
( Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)
A. Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai
B. Sự ra đời của thiên nhiên
C. Sự ra đời của gia đình
D. Sự ra đời của xã hội
Đáp án: A
Giải thích:
Nội dung chính: Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ sau:
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to”
“Chuyện loài người” trước nhất.
(Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)
A. Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai
B. Sự ra đời của thiên nhiên
C. Sự ra đời của gia đình
D. Sự ra đời của xã hội
Đáp án: D
Giải thích:
Nội dung chính: Sự ra đời của xã hội
Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ sau:
A. Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai
B. Sự ra đời của thiên nhiên
C. Sự ra đời của gia đình
D. Sự ra đời của xã hội
Đáp án: C
Giải thích:
Nội dung chính: Sự ra đời của gia đình
Câu 9. Nội dung chính của Chuyện cổ tích về loài người là gì?
A. Sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh
B. Sự phát triển của thiên nhiên
C. Sự thay đổi của xã hội
D. Sự thay đổi của con người
Đáp án: A
Giải thích:
Nội dung chính: Bài thơ kể về sự xuất hiện của loài người, sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh.
Câu 10. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người bộc lộ tình yêu mến của tác giả đặc biệt đối với ai?
A. Cha
B. Mẹ
C. Trẻ em
D. Người thầy
Giải thích:
Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người bộc lộ tình yêu mến đặc biệt của tác giả đối với trẻ em.
B.3. Phân tích chi tiết chuyện cổ tích về loài người
Câu 1. Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, điều gì là vật sinh ra trước nhất trên Trái Đất?
A. Cây cỏ
B. Trẻ con
C.Người mẹ
D.Trái Đất
Đáp án: B
Giải thích:
Theo bài thơ, trẻ con là vật sinh ra trước nhất trên Trái Đất
Câu 2. Tìm biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Điệp từ
D. So sánh
Đáp án: C
Giải thích:
Hai câu thơ trên sử dụng điệp từ “màu xanh”.
Câu 3. Bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ thứ hai không hiện lên sự vật gì?
A. Mặt trời
B. Cây, cỏ, hoa
C. Sông, biển
D. Đồi núi
Giải thích:
Trong khổ thơ thứ hai không có sự xuất hiện của đồi núi.
Câu 4. Khung cảnh thuở sơ khai hiện lên tươi đẹp, đầy sức sống, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Bức tranh sơ khai:
+ Sinh ra trước nhất: Toàn trẻ con.
+ Không có ánh sáng, màu sắc.
+ Không dáng cây ngọn cỏ.
+ Không mặt trời
+ Không khí chỉ toàn màu đen.
Câu 5. Theo bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, tiếng chim và làn gió ra đời giúp trẻ con cảm nhận điều gì?
A. Âm thanh
B. Màu sắc
C. Tình yêu thương
Đáp án: A
Giải thích:
Tiếng chim, làn gió: Giúp trẻ con cảm nhận âm thanh.
Câu 6. Bức tranh gia đình trong bài thơ có sự xuất hiện của những ai?
A. Ông
B. Bà
C. Bố
D. Mẹ
E. Anh trai
F. Chị gái
Đáp án: B,C,D
Giải thích:
Bức tranh gia đình trong bài thơ có sự xuất hiện của bà, bố, mẹ.
Câu 7. Theo văn bản, bà mang đến cho trẻ con điều gì?
A. Tình yêu và lời ru
B. Những câu chuyện ngày xưa
C. Bảo cho biết ngoan
D. Dạy cho biết nghĩ
Đáp án: B
Giải thích:
Theo văn bản, bà mang đến cho trẻ con những câu chuyện ngày xưa.
Câu 8. Theo văn bản, ai là người dạy trẻ biết ngoan, dạy trẻ biết nghĩ?
A. Bà
B. Thầy giáo
C. Bố
D. Mẹ
Đáp án: C
Giải thích:
Theo văn bản, bố là người mang đến những hiểu biết cho con, dạy con biết ngoan, dạy con biết nghĩ.
Câu 9. Trong khổ thơ cuối, “cái bảng” được so sánh với cái gì?
A. Bầu trời
B. Cái chiếu
C. Cái ghế
D. Bông hoa
Đáp án: B
Giải thích:
“Cái bảng bằng cái chiếu”.
Câu 10. Thông điệp của bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là gì?
A. Sự sẻ chia trong cuộc sống
B. Chăm sóc và yêu thương trẻ em
C. Tình bạn đẹp là sự thấu hiểu
D. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống
Đáp án: B
Giải thích:
Văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” chuyển tải thông điệp về tình yêu thương và chăm sóc trẻ em.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chuyện cổ tích về loài người
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 43
Trắc nghiệm Lý thuyết về nhân hóa