Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Lý thuyết về điện ngữ sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Lý thuyết về điện ngữ
Câu 1. Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?
A. Làm nổi bật vấn đề
B. Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ
C. Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
D. Đáp án A và B
Đáp án: D
Giải thích:
Điệp ngữ có tác dụng làm nổi bật vấn đề và tăng tính nhạc cho cách diễn đạt.
Câu 2. Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?
A. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ
B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ
C. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ
D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ
Đáp án: A
Giải thích:
Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ
Câu 3. Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?
Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu
Có con cuốc ở bờ lau
Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa
A. Có và ngày
B. Đom đóm và dế mèn
C. Cuốc và kêu
D. Nắng và mưa
Đáp án: A
Giải thích:
Có và ngày là những điệp từ trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Chỉ có thơ mới sử dụng điệp từ, điệp ngữ, văn xuôi không sử dụng phép tu từ này, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Thơ và văn đều sử dụng điệp từ, điệp ngữ
Câu 5. Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ
Câu 6. Điệp từ, điệp ngữ là gì?
A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
B. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Đáp án: A
Giải thích:
Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ
Câu 7. Điệp ngữ có mấy dạng
A. 2 dạng
B. 3 dạng
C. 4 Dạng
D. Không xác định được
Đáp án: B
Giải thích:
Có nhiều dạng điệp ngữ: điệp cách quãng, điệp nối tiếp, điệp chuyển tiếp
Câu 8. Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.
A. Điệp cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Cả A và B
Đáp án: B
Giải thích:
Điệp nối tiếp “rất lâu, rất lâu” và “khăn xanh, khăn xanh”
Câu 9. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Cả B và C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích:
Điệp ngữ nhóm, nhấn mạnh sự tảo tần của bà
Câu 10. Các câu sau đây đều có điệp ngữ, đúng hay sai?
1. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
2. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
3. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
4. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
Câu (4) không có điệp ngữ
Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lý thuyết về nhân hóa
Trắc nghiệm Lý thuyết về điện ngữ
Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 47