18 câu Trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt trang 47 lớp 6 - Kết nối tri thức

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thực hành tiếng Việt trang 47 sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 47

Câu 1. Công dụng của dấu ba chấm?

A. Ngăn cách giữa các vế câu

B. Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vậy, hiện tượng trong chủ đề

C. Dùng để nhấn mạnh

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Đáp án: B

Câu 2. Công dụng của dấu chấm than?

A. Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến

B. Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp

C. Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3. Dấu hỏi chấm dùng để làm gì?

A. Sử dụng kết thúc câu cầu khiến

B. Sử dụng kết thúc câu nghi vấn

C. Sử dụng kết thúc câu kể

D. Sử dụng kết thúc câu cảm thán

Đáp án: B

Câu 4. Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu chấm than?

A. Thôi, đừng cố tỏ ra đáng thương nữa

B. Hôm nay là một ngày buồn tẻ

C. Con có muốn đi chơi cùng mẹ không

D. Con có nhận ra ai không

Đáp án: A

Giải thích: Câu cầu khiến, sử dụng dấu chấm than cuối câu để nhấn mạnh mức độ.

Câu 5. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ” ?

A. Ai

B. Chúng tôi, ai

C. Chúng tôi

D. Cũng

Đáp án: C

Câu 6. Đại từ là gì?

A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Câu 7. Có mấy loại đại từ?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Đáp án: B

Giải thích:  Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô)/ đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 8. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích: Sai vì bao nhiêu, mấy là đại từ để hỏi.

Câu 9. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

A. Để hỏi

B. Để trỏ số lượng

C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

D. Để hỏi về người, sự vật

Đáp án: C

Câu 10. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

A. Mình, ta

B. Hoa, người

C. Nhớ

D. Về

Đáp án: A

Câu 11. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?

A. Đã

B. Bấy lâu

C. Bác

D. Trẻ

Đáp án: C

Câu 12. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng dại mà bán đi”

A. Động từ

B. Phó từ

C. Danh từ

D. Tính từ

Đáp án: C

Giải thích: Từ ngữ xưng hô: con – danh từ

Câu 13. Ẩn dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

D. Không xác định được

Đáp án: A

Câu 14. Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

A. Ẩn dụ hình thức, cách thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 15. Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

A. Bóng bác cao lồng lộng

B. Người cha mái tóc bạc

C. Đốt lửa cho anh nằm

D. Chú cứ việc ngủ ngon

Đáp án: B

Giải thích: Ẩn dụ hình ảnh Bác như người cha vĩ đại, thân thiết, giàu tình yêu thương

Câu 16. Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đằng đông

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Đáp án: C

Giải thích: Ẩn dụ hình ảnh Bác như mặt trời, mang lại hạnh phúc, là nguồn sáng, soi đường dẫn lối cho vạn vật.

Câu 17. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: D

Giải thích: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> thị giác), tiếng chim ẩn dụ cho nhân cách con người.

Câu 18. Cách đặt dấu câu trong dấu ngoặc đơn dưới đây có tác dụng gì?

Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy (!?)

A. Khẳng định

B. Phản đối

C. Nghi ngờ

D. Châm biếm

Đánh giá

0

0 đánh giá