Giáo án Địa Lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo 2024): Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Địa Lí lớp 11 Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Địa Lí 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liu

Giáo án Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

          - Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

  - Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

  - Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…

  - Tìm hiểu lý do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Có kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm hiệu quả.

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với vấn đề.

- Năng lực đặc thù :

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Đọc được bản đồ để xác định được một số nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sư dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, bản đổ, tranh ảnh…), khai thác internet trong học tập.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về thế giới, khu vực, đất nước.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập.

- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước để trở thành một công dân tốt, có tinh thần phát triển đất nước trong tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: Giúp cho HS gợi nhớ lại các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được tầm quan trọng của việc tham gia các liên kết trên thế giới. Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học hãy cho biết hiện nay Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế nào? Vì sao chúng ta phải tham gia vào các tổ chức kinh tế đó?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về toàn cầu hoá kinh tế

Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu về khái niệm và biểu hiện toàn cầu hoá kinh tế

a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm và biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Toàn cầu hoá kinh tế.

 Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc qia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hoá, khoa học,... Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền KT - XH thế giới.

1. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế.

 - Các dòng hàng hoá - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các nước kí kết và tham gia vào nhiều Hiệp định hợp tác song phương và đa phương.

- Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững…

- Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng: Các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng về phạm vi hoạt động và liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu.

- Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh: Trong quá trình toàn cầu hoá, nhiều nước cùng tham gia quá trình sản xuất một sản phẩm. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn sản xuất ngày càng được thống nhất và áp dụng rộng rãi trên thế giới.

d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu cả lớp hoàn thiện khái niệm toàn cầu hóa bằng cách điền thông tin thích hợp.

+ Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu cặp đôi liệt kê các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

+ Nhiệm vụ 3: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành các yêu cầu sau:

   Yêu cầu 1: Mỗi nhóm thực hiện trò chơi “Kết nối biểu hiện” toàn cầu hóa kinh tế. Nhóm nào kết nối đúng, nhanh là nhóm giành chiến thắng.

         Yêu cầu 2: Trên cơ sở các biểu hiện đã kết nối, các nhóm hãy tìm ví dụ về mỗi biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

         Yêu cầu 3: Các nhóm nhận xét chéo phần việc của nhóm bạn

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

   + Cả lớp thực hiện nhiệm vụ 1 và 2 theo yêu cầu của giáo viên.

    + Nhiệm vụ 3: Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian quy định.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

   + GV gọi 2 đến 4 em báo cáo nhiệm vụ 1 và 2.

   + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhiệm vụ 3: nội dung các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

   + Các thành viên nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.1.2: Tìm hiểu về hệ quả và ảnh hưởng toàn cầu hoá kinh tế

a) Mục tiêu: HS trình bày được hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế, phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế.

  Tác động tích cực:

- Tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng tới phát triển xanh và bền vững

 Tác động tiêu cực: Gia tăng sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

Ảnh hưởng tích cực

- Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,...

- Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,...) cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ảnh hưởng tiêu cực

Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế cũng là một nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường như phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá huỷ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước. Việc phân phối và tiêu dùng hàng hoá cũng đang tạo ra một vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt rác thải nhựa.

d) Tổ chức thực hiện:

.........................................................................

.........................................................................

.........................................................................

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.

Xem thêm các bài giáo án Địa lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Giáo án Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa

Giáo án Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Giáo án Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Giáo án Bài 7: Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

Để mua Giáo án Địa Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá