Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tổng thiệt hại về kinh tế liên quan đến các bệnh

131

Với giải Mở đầu trang 64 Chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm | Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm | Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm

Mở đầu trang 64 Chuyên đề Sinh học 11Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tổng thiệt hại về kinh tế liên quan đến các bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước thu nhập thấp và trung bình khoảng 95,2 tỉ USD, trong đó, chi phí điều trị hằng năm cho các bệnh này là khoảng 15 tỉ USD. Vậy, mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây ra những bệnh nguy hiểm gì? Gia đình em đã phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm bằng cách nào? Giải thích ý nghĩa của những cách làm đó.

Lời giải:

- Mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây tác hại đối với sức khoẻ con người gồm: bệnh cấp tính (như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, tim đập nhanh, sốt cao, phân có máu, thậm chí có thể gây tử vong) và bệnh mạn tính (như bệnh rối loạn tiêu hoá, bệnh tự miễn, rối loạn thần kinh, suy thận, tim mạch, ung thư,…) và có thể ảnh hưởng đến thế hệ sau (như vô sinh, dị tật thai nhi).

- Một số biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm tại gia đình:

+ Đảm bảo an toàn trong nuôi trồng: đảm bảo môi trường nuôi trồng an toàn; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, kháng sinh,… được cấp phép và sử dụng đúng về liều lượng, đảm bảo thời gian cách li.

+ Lựa chọn thực phẩm an toàn: đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến không có nhãn mác, cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ và được bảo quản đúng cách; đối với thực phẩm được bao gói phải có nhãn dán đầy đủ, đúng quy định; không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, các loại thực phẩm lạ, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu;…

+ Đảm bảo an toàn trong chế biến: sử dụng nguồn nước sạch; sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định; người chế biến cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách, không dùng tay không bốc, chia thực phẩm; dụng cụ chế biến sạch sẽ và an toàn; khu chế biến sạch sẽ; nấu chín thức ăn; nấu chín kĩ trước khi ăn, ăn sau khi nấu chín;…

+ Đảm bảo an toàn trong quá trình bảo quản: đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh; không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc từ môi trường vào thực phẩm; không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định; bảo quản nóng hoặc lạnh đối với thức ăn còn dư; sau khi bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn;…

- Biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm tại nhà: kích thích gây nôn, bù nước điện giải, nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế khi có triệu chứng bất thường như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp.

- Ý nghĩa của các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm: Các biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm giúp tránh sự phát sinh, lây nhiễm và gây hại của các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm. Các biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm giúp điều trị triệu chứng, loại bỏ tác nhân gây bệnh, giúp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bệnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá